TỨ QUÝ CẨM - Trang 47

xem. Đó là bài văn bát cổ Vinh tam gia làm gần đây, A Vụ đọc cẩn thận một
lượt và càng hiểu hơn về con người của ông.

Khi còn ở phủ Vệ Quốc Công, mặc dù A Vụ là người có tài, nhưng

cũng rất tự cao, mấy bài thơ từ khuê các nàng không thích làm, lúc nào cũng
chỉ muốn thi thố tài năng với nam tử hán, đi theo các ca ca đọc sách, bản
thân cũng đã từng ứng thí văn bát cổ, có mộng tưởng làm thân nam nhi và
bài văn hoa mỹ của nàng lọt vào mắt Hoàng thượng, được ca tụng là thiên
hạ nam tử hán.

Thế nên A Vụ không xa lạ gì với văn bát cổ, phá đề, thừa đề, khởi

giảng, nhập đề... nàng đều nắm rõ. Văn của Vinh tam gia hàm súc, cô đọng,
ngôn ngữ phong phú, có chiều sâu, dẫn chứng rõ ràng, lại tràn đầy màu sắc,
mượt mà tươi tắn.

A Vụ nhớ tới quan chủ khảo của Xuân Vi năm thứ hai mươi tư Long

Khánh, đó là Nội các đại học sĩ Hứa Lập Trai. Người này văn phong hoa
mỹ, câu chữ hào sảng, có vần có điệu, nhưng ngẫm nghĩ kĩ lại thấy rất sáo
rỗng. Văn của Vinh tam gia không hợp với người này. A Vụ lại nhớ chưa
từng nghe nói phủ An Quốc Công có người đỗ kỳ thi Trung Hội.

A Vụ đặt bài văn của Vinh tam gia xuống, khẽ thở dài.

Đợi ba con đi khỏi, Thôi Thị sắp xếp cho Vinh tam gia dùng bữa, sau

khi họ ăn xong, Thôi Thị mới cởi giày, rửa chân, hầu hạ ông lên giường.

Sau đó, bà buông màn, ánh nến bên ngoài lờ mờ chiếu sáng gương mặt

kiều diễm của Thôi Thị khiến lòng Vinh tam gia không khỏi bồi hồi. Vừa sát
lại gần, ông bỗng nhìn thấy nếp nhăn mới nơi khóe mắt của vợ mà không
khỏi xót xa.

Thôi Thị cảm nhận ngón tay của Vinh tam gia đang khẽ sờ lên khóe

mắt mình, lo lắng nói: “Sao thế, lại có thêm nếp nhăn ư?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.