TỨ QUÝ CẨM - Trang 531

Thôi Tú nổi tiếng như thế, nhưng lại chỉ buôn bán nhỏ, rất khiêm tốn,

Tử Nghiên vẫn có thể trông nom được và cũng không có nhân vật lớn nào để
ý đến tiệm này, thế nên Thôi Tú vẫn có thể bám rễ được trong kinh thành
phức tạp.

A Vụ nghe Tử Nghiên nói vậy thì yên tâm. Việc tranh đoạt ngôi vị sắp

bước vào thời khắc quan trọng nhất, lúc đó tình hình trong kinh thành sẽ hỗn
loạn, không có lợi cho thương gia, hơn nữa A Vụ còn biết tất cả tuyến
đường mà Tứ Hoàng tử đã khởi binh nên những tiệm thêu may nàng mở ra
đều tránh tuyến đường đó.

A Vụ lại cùng Tử Nghiên nói về dự định tương lai của Thôi Ký. Nàng

nghe lời khuyên của Liễu Kinh Nương, nếu muốn Thôi Ký trở thành tiệm
may lớn phát triển từ nam tới bắc thì phải chia chuỗi của hiệu thành ba cấp
là thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.

Cửa hiệu Thôi Ký chủ yếu kinh doanh mặt hàng thêu, đối tượng là giới

quyền quý, quan lại. Đây còn là cửa hàng độc quyền nghiên cứu chế tạo ra
thuốc nhuộm và phương pháp dệt, vừa nhằm phục cho các thế gia và thương
nhân giàu có vừa hướng tới đối tượng phổ thông với các loại vải như bông,
gai, bố,… không bỏ qua bất cứ cách thu lợi nhuận nào.

Do đó, A Vụ không chỉ có cửa hiệu Thôi Ký, mà còn có Tứ Quý Cẩm

và Đức Thắng Bố Trang. Từ năm Long Khánh Đế thứ hai mươi lăm khi A
Vụ cứu Liễu Kinh Nương đến nay, chỉ trong vòng bốn năm, ba cửa hiệu này
đã trở nên vô cùng hưng thịnh, dù không thể so sánh với sản phẩm thêu nổi
tiếng ở Giang Nam.

Thôi Tú cũng dần dần có tiếng, trở thành sản phẩm quý hiếm và đắt

tiền. Có điều chỉ có người dân biết, A Vụ bây giờ đã trở về kinh thành, nàng
muốn các phu nhân trong kinh thành và cấm cung cũng biết đến sản phẩm
này, nhưng việc này không chỉ cần sách lược, mà còn cần có may mắn và cơ
hội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.