Giang Nam không phải là nơi cưỡi tuấn mã đi dạo, mà là nơi chèo thuyền
đọc Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ
7
, bước lên lầu xem Ngô oa song vũ túy
phù dung
8
. Thế nên A Vụ chẳng biết gì về chuyện cưỡi ngựa, bắn cung cả.
[7] Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ: Câu thơ trích trong bài thơ Ký Xương Châu Hàn Xước
phán quan của nhà thơ Đỗ Mục, dịch nghĩa là tại cầu nhị thập tứ ngắm trăng sáng.
[8] Ngô oa song vũ túy phù dung: Câu thơ này trích trong bài Ức Giang Nam kỳ 2 của nhà thơ
Bạch Cư Dị, dịch nghĩa là hai cô gái họ Ngô múa đẹp đến nỗi làm say cả đóa hoa phù dung.
“Nếu học rồi, lẽ nào chúng ta sẽ có một nơi riêng để quất roi thúc
ngựa?”
Đường Âm nghĩ ngợi một lát rồi ngại ngùng mỉm cười. “Mấy cô nương
như chúng ta đương nhiên không có, nhưng nếu xuất giá, đến mùa săn bắn
hằng năm, Thánh thượng sẽ cho phép các đại thần trong triều mang theo gia
quyến, đến lúc đó mà chỉ có một mình muội không biết cưỡi ngựa thì xấu hổ
lắm. Đến thảo nguyên rồi, cưỡi ngựa phi trên đồng cỏ sẽ cực kỳ thú vị.”
A Vụ nhìn vẻ mặt xa xăm của Đường Âm, thầm đoán phải chăng vì
chuyện cưỡi ngựa mà tỷ ấy muốn xuất giá sớm?
“Tỷ nghĩ xa quá rồi đấy.” A Vụ trêu chọc. Tuy nhiên cũng phải nói là
chuyện cưỡi ngựa và chuyện xuất giá thực chất có liên quan đến nhau,
những cô nương như họ thường lấy người xuất thân vương tôn quý tộc, hộ
giá Thánh thượng đi săn bắn cũng không phải là chuyện hiếm.
A Vụ nhớ đến Hoàng đế cậu của mình, tuy tuổi cao sức yếu nhưng ngài
lại rất thích du ngoạn, thế nên mỗi năm tiêu tốn rất nhiều tiền của, cứ đến
mùa săn bắn là các đại thần trong triều đều đi theo Thánh thượng. Ngày đó
A Vụ ốm yếu nên chưa bao giờ tham gia hoạt động trọng đại này.
A Vụ và Đường Âm đang nói chuyện thì Đường Tú Cẩn cùng một đám
người bước đến gần, sau đó chàng ngoảnh lại nói với người đó vài câu, rồi