TỨ QUÝ CẨM - Trang 64

Môn thư họa buổi chiều, A Vụ được tiên sinh khen ngợi về thư pháp,

còn môn đánh cờ vẫn là Vinh Ngũ dẫn đầu, Vinh Tứ thì dẫn đầu về môn nữ
công, ba tỷ muội đều có sở trường riêng nên đối xử với nhau khá hòa thuận.

Thời gian dần trôi, các môn học của A Vụ ngày càng tiến bộ, với hai

môn gảy đàn và thư pháp, nàng đã trở thành học trò giỏi được tiên sinh coi
trọng. Lão thái gia thỉnh thoảng cũng hỏi han việc học tập của các cháu trai,
cháu gái. Tiên sinh nhắc đến A Vụ và lão thái gia vuốt râu gật đầu. Ngài đã
không trông mong gì vào các con trai, chỉ mong các cháu trai làm nên sự
nghiệp, còn về các cháu gái, nếu học hành giỏi giang, sau này sẽ có nhiều
đối tượng kết hôn, may ra cũng giúp ích cho phủ.

Trong thời gian hơn nửa năm, A Vụ không ra khỏi phủ, Thôi Thị rất ít

ra ngoài xã giao, so với Trưởng Công chúa ba ngày tiệc nhỏ, năm ngày tiệc
lớn thì đúng là khác biệt một trời một vực.

Thôi Thị sinh ở Kinh Châu, không có bạn bè thân quen nào ở kinh

thành. Thường ngày ở trong phủ, bà không muốn đi và người khác cũng
chẳng mong bà đi. Vinh tam gia lại càng ít xã giao. Ông chủ yếu tiếp đãi bạn
học nên đương nhiên không thể mang theo gia quyến. Ông chỉ là một cử
nhân nhỏ, năm vừa thi đỗ còn có người quý trọng mời đi dự tiệc, nhưng đến
nay ba lần thi không xếp thứ hạng nào thì họ cũng nguội lòng, không còn
mời nữa.

Thế nên A Vụ hoàn toàn từ bỏ hy vọng, gắng sức cho việc học tập. Vì

chút danh mỏng của Vinh Ngũ, Vinh phủ cũng dốc hết sức, đại phu nhân còn
đi khắp nơi nhờ người mời thầy dạy giỏi về phủ. Thế nên, Vinh Tứ và A Vụ
coi như được hưởng lây.

Cuối hè, họ được đổi thầy dạy đàn và thư họa, còn có một đại nho nổi

tiếng về dạy học. Lão thái gia còn cho người đi mời Khúc ma ma - người đã
cáo lão về quê, có kinh nghiệm nhiều năm trong cung - về dạy lễ nghĩa. Mặc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.