Ngoài A Vụ, người chú ý đến Đổng Tàng Nguyệt nhất phải kể đến
Thôi Thị. Bà kéo tay Đổng Tàng Nguyệt hỏi chuyện, cô trả lời từng câu
mạnh dạn, tự tin, không vì Thôi Thì là mẹ chồng tương lai mà khép nép, lấy
lòng.
Thôi Thị thấy Đổng Tàng Nguyệt đoan trang, cởi mở, nho nhã trí tuệ
thì rất hài lòng.
Đổng phu nhân cũng nhận ra sự hài lòng ở Thôi Thi, đợi Thôi Thị đánh
giá con dâu tương lai xong, liền cười nói: “Nguyệt nhi, con dẫn Vinh cô
nương đến phòng chơi đi, không cần ở bên cạnh chúng ta đâu, ta không
muốn các con cảm thấy gò bó.”
“Đúng vậy, đúng vậy.” Thôi Thị từ trước đến nay luôn coi trọng A Vụ
nên cũng muốn để nàng tiếp xúc nhiều hơn với Đổng Tàng Nguyệt, xem tẩu
tẩu là người như thế nào.
Khuê phòng của Đổng Tàng Nguyệt cũng giống như con người của cô,
giản dị thoáng mát, sạch sẽ gọn gàng. Cô cùng A Vụ ngồi xuống nói chuyện,
đầu tiên nói về chuyện nữ công gia chánh, như vậy đối phương sẽ cảm thấy
gần gũi hơn.
A Vụ thầm công nhận, nếu là tài nữ khác nói chuyện với người cùng
giới, thường thì dăm ba câu đã hết kiên nhẫn, ví dụ như Vinh Ngũ, nhưng
Đổng Tàng Nguyệt lại khác, cô luôn suy nghĩ cho đối phương. A Vụ đã từng
học thêu ở chỗ Thôi Thị, mặc dù học ít, nhưng không kém cỏi chút nào. Hai
người họ nói chuyện một hồi thì đề cập đến vấn đề văn Chương thơ phú.
Đổng Tàng Nguyệt có sở trường về thơ phú, A Vụ cũng hùa theo sở thích
của cô, dù sao cô cũng là đại tẩu tương lai, sau này còn phải nhờ cậy nhiều.
Khi bàn luận về thơ ca, Đổng Tàng Nguyệt lại vô cùng kinh ngạc.
Trong tâm lý của mọi người không biết từ bao giờ đã mặc định một điều,
phàm là những người con gái có dung mạo xinh đẹp thì đa số đều “không có
não”, chính bản thân Đổng Tàng Nguyệt cũng có chút suy nghĩ như vậy. A