Mẹ tôi không biết tôi tin gì cũng không biết tôi bị bịnh gì nhưng
như thường lệ mẹ tôi vẫn cầu nguyện cho tôi khi tôi vắng mặt:
vắng nhà và xa vắng Giáo Hội mà mẹ tôi luôn gắn bó. Nhìn lại,
tôi không thể tin rằng Chúa đã bỏ qua hay từ chối lời cầu nguyện
của bà, lời cầu nguyện đau đớn và có giá trị từ môi miệng của bà
như sự sinh con từ cõi lòng. Làm sao Chúa có thể làm ngơ trước
lời cầu của bà goá phụ thống hối và khiêm nhường, quảng đại với
người khác, giản dị phục vụ Giáo Hội, ngày ngày đi lễ hai lần
trong ngày đến nhà thờ cầu nguyện và nghe tiếng Chúa? Làm sao
Chúa có thể nhắm mắt khi bà khóc, những giọt lệ khẩn khoản
không phải xin vàng bạc, hay danh vọng trần gian mau qua,
nhưng chỉ cho đứa con xa lạc được cứu rỗi? Vì thế để đáp lại lời
nguyện âm thầm của bà Chúa chữa tôi lành và cho tôi chỗi dậy.
Tại Roma, cùng với bạn bè với niềm tin xa lạ, Chúa đã gặp tôi và
đánh động tôi. Nhưng tôi vẫn không lay chuyển. Tôi kiêu ngạo
đến nỗi coi mình không có tội. Theo niềm tin của phái Manichee
tôi bảo tôi không có tội theo quan điểm là không phải tôi phạm
tội nhưng nguyên lý sự dữ hiện diện vật lý trong tôi phạm tội,
trong khi thực ra tôi duy nhất và chính do sự không vâng lời tội
lỗi của tôi đã tạo nên xung đột nội tâm đó. Nhưng trong lúc đó
tôi không chấp nhận điều ấy. Tôi đã phá hủy sự tự tin.
Vì thế việc khỏi bịnh không đem tôi đến gần Chúa ngay. Hơn nữa
tôi lại theo tư tưởng của giới trí thức Roma thời đó cho là ta nên
nghi ngờ mọi sự và đặt vấn đề trong mọi sự vì con người không
thể hiểu được chân lý tối hậu. Ðồng thời tôi không thèm để ý đến
những phức tạp do quan niệm ấy. Ông chủ nhà tôi ở hoàn toàn tin
theo những câu chuyện trong sách của nhóm Manichee nhưng tôi
không bảo ông nên nghi ngờ khi đọc những chuyện đó. Chính tôi
lại nghi ngờ những chuyện đó hơn và tôi cũng không binh vực lý
thuyết đó hăng hái như xưa.