cơ bản sau khi đã làm việc được một hay hai năm. Điều đó giúp bạn xác
định được bước đi kế tiếp của mình và tham gia vào các chương trình huấn
luyện cần thiết để đạt tới vị trí mong muốn.
Các công ty luôn muốn nhân viên mình là những người có hoài bão nghề
nghiệp và biết cách đạt được những hoài bão đó. Lập kế hoạch cụ thể cũng
chính là cơ hội để nhân viên đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của mình. Tôi
luôn vui vẻ hướng dẫn và huấn luyện nhân viên để họ biết cách khảo sát
các chọn lựa nghề nghiệp khác nhau và hiểu được vị trí nào là phù hợp với
mình. Nhưng tôi chỉ có thể giúp định hướng mà không thể phát triển con
đường sự nghiệp của họ, đơn giản bởi nếu bản thân họ không biết họ muốn
gì thì làm sao tôi biết được điều đó?
Tại sao chúng ta lại bàn chi tiết đến việc đánh giá công việc của mình
như vậy? Công việc cũng như sự thể hiện bản thân ở bạn thường do ban
giám đốc nhận xét, đánh giá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn là
người duy nhất tự điều khiển việc thể hiện và phát triển của mình. Đó là
trường hợp bạn gặp một vị sếp mà cấp trên của người đó không đặt trọng
trách nặng nề cho họ. Do đó, vị sếp này cũng chẳng đòi hỏi gì cao ở bạn.
Bạn cũng có thể gặp một vị sếp không thích đưa ra ý kiến phản hồi trực tiếp
và luôn tìm cách tránh né tất cả quy trình đó. Hoặc bạn có thể là thuộc cấp
của một vị sếp bận rộn đến nỗi không thể làm gì khác hơn ngoài việc khen
ngợi: “Tốt! Hãy tiếp tục phát huy nhé!”. Ở những trường hợp này, thường
bạn sẽ không có được động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển năng lực cá
nhân.
Cho dù cấp trên không thảo luận với bạn về điều bạn nên làm, bạn vẫn
nên hiểu ngầm rằng bản thân bạn vẫn được cấp trên mong mỏi làm điều gì
đó (vì bạn vẫn đang làm việc cơ mà). Nếu bạn nuôi ý nghĩ rằng: “Chẳng ai
yêu cầu tôi phải làm gì hết nên không nhất thiết tôi phải làm điều nọ, điều
kia…” thì thật nguy hiểm. Rất có thể bạn sẽ nhanh chóng bị sa thải.
Nói tóm lại, vấn đề trước tiên tôi muốn nhấn mạnh ở đây là hiểu yêu cầu
của sếp, vì họ là người tuyển dụng và cũng là người có toàn quyền quyết