bạn sẽ trở nên bận rộn hơn, nhưng sự bận rộn ấy sẽ mang lại cho bạn các
mối quan hệ bền vững và một chỗ đứng quan trọng trong công ty.
ĐỪNG XEM THƯỜNG CẤP DƯỚI
Bất kỳ một hệ thống tổ chức nào cũng có những mức độ quyền hành và
trách nhiệm khác nhau. Nhân vật càng nắm giữ địa vị cao thì càng có nhiều
khả năng, quyền lực và trách nhiệm. Trong một tổ chức, luôn tồn tại những
cá nhân “ra vẻ kẻ cả” với cấp dưới. Đánh giá một người nào đó dựa trên
chức vụ chứ không phải năng lực là một sai lầm. Điều này vẫn hay xảy ra ở
một số lãnh đạo cấp cao. Họ thờ ơ và đối xử không tốt với nhân viên cấp
dưới (nhất là những nhân viên ở các vị trí như phụ tá, thư ký, lao công, bảo
vệ…). Khi làm vậy, cũng có nghĩa là họ tự rơi vào những sai lầm sau:
- Đánh giá không đúng vai trò con người.
- Mất đi cơ hội và tinh thần hợp tác từ đối phương.
- Mất đi những “đồng minh” tốt.
Lấy ví dụ, trợ lý của các quản trị viên cao cấp, bản thân họ không phải là
giám đốc hay tổng giám đốc, nhưng họ lại giữ nhiều trọng trách hơn. Họ là
người nắm được lịch làm việc của sếp, thậm chí cả cấp trên của sếp nữa.
Nhiều trợ lý cũng như thư ký của các quản trị viên cao cấp được những
nhân vật cao cấp trong tổ chức tin cậy và ủy thác nhiều nhiệm vụ quan
trọng. Trong trường hợp này, họ có thể ảnh hưởng tới nhận thức nào đó đối
với bạn theo cả hai cách - tốt lẫn xấu, tùy vào tác động của họ với bạn.
Vì vậy, hãy tự nhìn nhận lại bản thân, tránh hành vi kẻ cả (cho rằng mình
tốt hơn/ quan trọng hơn/ “cao” hơn người khác). Hãy trân trọng và mở rộng
mối quan hệ với mọi người, dù vai trò và chức vụ của họ là gì đi nữa. Khi
đối xử với họ tốt, bạn sẽ nhận lại kết quả tương tự. Ngược lại, nếu coi
thường, thậm chí ngược đãi họ, kết quả bạn nhận được sẽ chẳng ra gì.
Xin kết thúc vấn đề này bằng một câu chuyện thực tế: