Văn hóa công sở được định hình từ nhiều yếu tố khác nhau, để bàn luận
tất cả những yếu tố ấy, chỉ một mục nhỏ trong cuốn sách này có lẽ không
thể nói hết được. Những đặc trưng như thời gian thành lập công ty, lĩnh vực
hoạt động, sự phức tạp của dòng sản phẩm, quy mô và tài lực… chỉ là một
trong những nhân tố có thể kết hợp theo nhiều cách để ảnh hưởng đến văn
hóa công sở. Ở đây, chúng tôi chỉ xin chọn hai yếu tố quy mô và tài lực để
phân tích.
Trong nền kinh tế tư bản, rất nhiều doanh nghiệp với quy mô và hình
thức khác nhau được tạo dựng. Doanh nghiệp nhỏ có thể do một vài người
điều hành theo kiểu bán thời gian, và trụ sở làm việc có khi đặt ngay tại nhà
riêng. Doanh nghiệp lớn có thể tuyển dụng đến hàng trăm ngàn nhân công,
với các trụ sở có mặt trên nhiều quốc gia và có giá trị tài sản đến hàng tỷ
đô-la. Vậy quy mô ảnh hưởng đến văn hóa công sở như thế nào? Muốn biết
được điều này, bạn chỉ cần nhìn vào những khác biệt giữa một thành phố
lớn và một thị trấn nhỏ để hiểu mức tác động, sau đó áp dụng vào môi
trường văn hóa công sở.
Có lẽ bạn từng đi bộ dọc theo con đường của khu kinh doanh trong một
thành phố lớn và quan sát cuộc sống sinh hoạt diễn ra nơi đó. Những lúc ấy,
bạn có để ý thấy dòng người chen chúc, vội vã đi lại trên vỉa hè? Bạn có
nghe tiếng còi xe inh ỏi, rồi tiếng còi của cảnh sát giao thông? Và, hòa lẫn
trong thanh âm ấy là mùi thơm béo ngậy của những chiếc bánh hot-dog
(2)
trên chiếc xe của người bán dạo, mùi khỏi tỏa ra từ hàng dãy taxi đang chờ
tín hiệu đèn giao thông… Tất cả hợp lại tạo nên nét văn hóa đặc trưng của
thành phố ấy, ít nhất theo góc độ giác quan. Một lúc nào đó khi xa nó, chỉ
cần ai đó nhắc đến tên thành phố, chắc chắn tất cả những cảm nhận trên sẽ
hiện về trong bạn - một thành phố chân thực, sống động, được cảm nhận
qua từng giác quan cụ thể.
Còn với một thị trấn nhỏ, bạn thấy gì ở đó? Chắc chắn, ở đó sẽ không có
những đám đông di chuyển ồ ạt trên lề đường, cũng không có tiếng inh ỏi
của còi xe hay tiếng còi giao thông của cảnh sát. Thay vào đó, bạn sẽ được