TU VIỆN THÀNH PARME - Trang 10

cống, ông đấu tranh vì tự do, đấu tranh chính trị, ông đã chớm thấy chủ
nghĩa đại nghị hiện ra và bắt đầu mỉa mai nó, nhưng ông vẫn chưa xác định
được cái chính thể, cái chế độ tốt nhất ở một quốc gia mới: Trong Tu Viện
Thành Parme
, ông tỏ ra căm ghét chuyên chế, đồng thời phỉ nhổ bọn tự do
giả hiệu, đầu cơ. Chỉ bằng một câu đề từ ở tập thứ hai, ông tỏ bày thái độ ấy
rất rõ ràng và không quên ghép vào đối tượng cười cợt cái chủ nghĩa đại
nghị đã diễn ra ở Mỹ và đương nhóm lên ở Pháp: “Bởi những tiếng hò hét
liên miên, chính phủ cộng hòa kia ngăn trở chúng ta hưởng thụ chế độ
vương quyền tốt đẹp nhất này”. Ông cũng đã nhìn thấy hiện tượng sùng bái
vị thần dollar ở bên kia Đại Tây Dương.

Những con người cách mạng của Stendhal dừng lại ở hình tượng

Ferrante Palla (Tu Viện Thành Parme) nửa hiện thực, nửa lãng mạn. Nhưng
Palla cũng đã hoài nghi như chính Stendhal: “Làm sao thiết lập chế độ cộng
hòa trong khi không có những con người cộng hòa?” Chính khách mơ ước
là bá tước Mosca thi hành cải cách thế nào không rõ, chỉ thấy ở cuối Tu
viện đã đạt kết quả hủy bỏ chuyên chế và tự mình cũng làm giàu: “Các nhà
tù công quốc Parme trống rỗng, bá tước Mosca giàu không kể xiết, Ernest V
được thần dân sùng bái...” (Chương 28). Vào thời gian cuối đời Stendhal,
một phong trào mới đã sôi ngầm trong xã hội Pháp, George Sand, Victor
Hugo, cả Balzac nữa cũng cảm thấy, nhưng Stendhal thì chưa, mặc dù ông
khinh ghét tư sản. Phong trào ấy đã đưa đến Tuyên ngôn của đảng Cộng sản
(năm 1947) cuộc khởi nghĩa 1848, và trên hai mươi năm sau, bùng nổ bằng
Công xã Paris (1870), Stendhal đã bước lên qua chủ nghĩa do tư sản, nhưng
vẫn chưa bước tới chủ nghĩa xã hội.

Stendhal lấy Milan rồi sau và chủ yếu là công quốc Parme làm đối

tượng. Vốn là một viên chức ngoại giao và đã bị tình nghi ở Ý, ông tránh
rắc rối và nguy hiểm bằng cách chọn một triều đình cầu an, ít về việc. Đứng
đầu triều đình lúc bấy giờ là nữ quận vương Marie Louise, nguyên là vợ
Napoléon I, và là con gái hoàng đế Áo Francis II. Napoléon có vợ trước là
Joséphine de Beauharnais, vì không con nên ly dị để cưới Marie Louise.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.