chỉ ở tính cách cá nhân, mà còn ở sự nghiệp lớn lao chung này. Cái mộng
giải phóng dân tộc theo cách nhìn của Fabrice cũng “vờ” theo sự mơ hồ
chính trị. Stendhal đã viết: “Lượng máu chảy khỏi người Fabrice cũng cuốn
luôn theo phần phiêu lưu lãng mạn trong tính tình anh”
Ta biết Stendhal chỉ mỉa mai thôi, vì sau trận Waterloo, chưa bao giờ
Fabrice nhận thức được con đường giải phóng của dân tộc Ý. Ngược lại
mọi hành động, mọi suy nghĩ của anh vẫn tuân theo chiếc gậy chỉ huy của
chủ nghĩa lãng mạn và tệ hơn trước, những hành động lãng mạn phiêu lưu
bây giờ chỉ diễn ra vì thích thú cá nhân chứ chẳng còn chút màu sắc cao quý
“vì đại nghĩa” gì! Càng về sau ta càng cảm thấy chán ngán với con người
Fabrice, ta ác cảm với con người mà nghị lực dần dần tàn lụi tiêu tan.
Nhưng lòng ta cũng thấy bùi ngùi thương hại cho một con người mất lý
tưởng, đang lao vào những đam mê linh cảm chật hẹp. Từ đây Fabrice dần
chuyển sang cuộc sống của những công tử vô công rồi nghề chỉ gây phiền
nhiễu cho mọi người.
Có thể nói Stendhal không cố biến Fabrice thành con người mẫu mực
để làm gương cho cả một thế hệ, như ban đầu ta có lúc nhầm tưởng. Đó lại
chính là sự thành công của tác giả, của phương pháp hiện thực nói chung,
nó đưa con người sống đến cho ta xem, buộc người ta cảm nghĩ, đối chiếu
môi trường và thời đại mà lý giải nó và tự chọn con đường của mình, chứ
không mặc áo cho những công thức đạo đức hoặc những ý niệm chủ quan
mà bảo đó là nhân vật.
Nhiều người cho rằng, kể từ sau trận Waterloo, hình ảnh Fabrice Del
Dongo có phản chiếu thị hiếu người đọc đương thời, hành động của anh ta
có tính cách đua đòi nhân vật giang hồ kiếm mã một cách đáng thương.
Đứng về tính cách con người mà xét, Fabrice cũng theo đuổi những phụ nữ
dễ dãi, càng thấy hứng thú khi họ được vây giữ chu đáo, anh cũng lao vào
những cuộc quyết đấu danh dự vô lối rồi bị truy nã, phải mai danh ẩn tích,
cũng bị giam vào ngục thất, một tháp đài kiên cố cao vời vợi, rồi trốn ra