TU VIỆN THÀNH PARME - Trang 251

— Bọn trai trẻ làm ở cối xay kiếm được mười hai xu mỗi ngày, đi một

ngày rưỡi thì họ tới Parme, thế thì cho là bốn francs làm lộ phí đi về, cộng
với hai francs hao mòn đế giày. Nếu đi cho một người nghèo khó như tôi thì
tất cả tiền công là sáu francs, nhưng vì đi để phục vụ một quan to, tôi sẽ trả
mười hai.

Khi đã đến nơi nghỉ, tại một rừng cây trăn và cây liễu rậm rạp và mát

mẻ. Ludovic còn phải đi xa hơn một tiếng đồng hồ nữa để kiếm giấy và
mực. Fabrice kêu lên: “Lạy Chúa! Ở đây tôi thích quá! Thần phúc lộc ơi!
Vĩnh biệt nhà ngươi, ta chẳng bao giờ là tổng giám mục!”.

Khi về đến nơi, Ludovic thấy anh ngủ say, không nỡ đánh thức. Đến

lúc mặt trời lặn, thuyền mới đến, thấy nó từ xa, Ludovic gọi Fabrice dậy và
anh viết hai bức thư.

Ludovic vẻ không vui nói:

— Ông lớn thông hiểu hơn tôi nhiều, nên tôi sợ làm nhọc lòng Ông

lớn, mặc dù Ông lớn không nhận là thế, nếu tôi nói thêm một điều gì dó.

— Tôi không tồi như anh tưởng đâu, Fabrice đáp. Dù anh nói thế nào,

tôi vẫn luôn thấy anh là một thủ hạ trung thành của cô tôi và là một người
làm hết cách ở trên đời để cứu tôi ra khỏi bước nguy nan tồi tệ này.

Còn phải mất nhiều lời thanh minh nữa, Ludovic mới chịu mở miệng

và khi anh quyết định nói thì anh bắt đầu bằng một bài phi lộ dài đến năm
phút. Fabrice sốt ruột, rồi anh tự nhủ: “Lỗi tại ai? Tại cái tính rởm của bọn
ta mà anh đánh xe này nhìn thấy rất rõ từ trên cái ghế cao của anh ta”. Vì
tận tình, cuối cùng Ludovic cũng liều, nói trắng ra:

— Dù tốn bao nhiêu tiền, chắc nữ hầu tước Raversi cũng vui lòng cho

cái tên đi bộ mà Ông lớn phải đi Parme, để lấy cho được hai bức thư này!
Nó mang nét chữ Ông lớn tức nó là những bằng chứng để buộc tội ông.
Ông lớn sắp cho tôi là một thằng tọc mạch vô duyên, thứ nữa có lẽ ông thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.