TU VIỆN THÀNH PARME - Trang 267

“Vụ này chẳng qua là một vụ vận động thay đổi nội các. Nếu con bị

kết án, thì phải là án khổ dịch trên chiến thuyền hoặc là án tử hình, lúc ấy
cha sẽ can thiệp bằng cách đứng trên giảng đài tổng giám mục của cha mà
tuyên bố là con vô tội, con chỉ bảo vệ tính mệnh của con chống một tên kẻ
cướp và cuối cùng là cha đã cấm con trở về Parme khi những kẻ thù của
con còn thắng thế; cha cũng định công kích một cách đích đáng viên chánh
án tối cao; lòng căm ghét đối với con người ấy phổ biến bao nhiêu thì sự
quý mến đối với hắn ta hiếm có bấy nhiêu. Những hôm trước cái ngày tên
chánh án tuyên đọc bản án bất công đó thì công tước phu nhân Sanseverina
sẽ rời bỏ thành phố Parme, có lẽ rời bỏ cả đất nước Parme cũng nên; trong
trường hợp đó, chắc chắn là bá tước từ chức. Bấy giờ chắc là tướng Fabio
Conti sẽ lên ghế thủ tướng và mụ hầu tước Raversi thế là đại thắng. Điều tai
hại trong việc con, là không có bậc tai mắt nào đứng ra điều khiển những
cuộc vận động cần thiết để làm sáng tỏ nỗi oan của con và phá tan những
mưu mô lũng đoạn các nhân chứng Bá tước tưởng mình cáng đáng trách
nhiệm ấy, nhưng tính cách công khanh cao quý của ông ta không cho ông ta
tự hạ mình đi vào một số tình tiết; vả lại, nhân danh là bộ trưởng công an,
lúc đầu ông buộc phải ra những mệnh lệnh nghiêm khắc đối với con. Cuối
cùng, cha có nên nói chăng? Đức kim thượng tin là con đã phạm tội, hay ít
ra người vờ tin như thế và tỏ thái độ ít nhiều chua chát trong vụ này”.
(Nhưng chữ có nghĩa đức kim thượng và vờ tin như thế viết bằng tiếng Hy
Lạp) Fabrice vô cùng cảm ơn ông tổng giám mục đã dám viết những tiếng
đó. Anh lấy con dao nhíp cắt dòng chữ đó trên bức thư và hủy ngay.

Fabrice ngừng đọc đến vài mươi lần; lòng anh xao xuyến một niềm

cảm kích sâu sắc; anh viết tức khắc một bức thư phúc đáp tám trang. Anh
thường phải ngẩng đầu lên để cho nước mắt khỏi rơi trên giấy. Hôm sau,
khi sắp niêm phong, anh nhận thấy giọng thư quá phù phiếm. “Ta phải viết
bằng tiếng La tinh, anh tự nhủ, như thế Đức cha sẽ thấy xứng đáng với Đức
cha hơn”. Nhưng khi cố cấu tạo những câu văn La tinh đẹp đẽ dài dòng
đúng theo kiểu câu của Cicéron

[71]

, anh sực nhớ có một hôm, khi nói

chuyện với anh về Napoléon, ông tổng giám mục cố ý gọi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.