TU VIỆN THÀNH PARME - Trang 27

khi gạn hỏi cô hầu phòng của bà và điều tra được vụ Fabrice bắt nhân tình
với Marietta, thì biển lặng sóng êm, và cũng là điều lạ lùng! Ông đâm ra
quý mến người cháu của bà nữ công tước và tận tình giúp anh ta.

Bà Sanseverina một lần sụp đổ tinh thần vì coi như Fabrice chắc chết

và mình thì bị nhục, một lần buồn bực héo hon vì Fabrice yêu Clélia, cả hai
lần bà đều thu hút cảm tình của người đọc và có lẽ hơn một kẻ lần trước đã
ao ước cho Fabrice thoát nạn, lần sau hẳn mơ làm Fabrice để báo đáp tấm
lòng Gina.

Bà công tước cũng yêu Mosca song song với yêu Fabrice không biết

có nên xếp mối tình này vào loại “Yêu Ưa Thích" trong bản phân loại của
Stendhal hay không? Theo “bản đồ xứ yêu đương” của tiểu thư Madeleine
de Scudéry ở thế kỷ XVII (Carte du Tendre) thì nó nằm ở vùng “Yêu Vì
Mến" (Tendre sur estime). Ở đây tác giả Tu viện thành Parme đã làm cái
việc mà nhà phê bình gọi là “bỏ qua mặt xấu” của sự vật.

Mặt khác, cũng cần chú ý là Tu Viện Thành Parme thể hiện tình yêu

trong lĩnh vực tư duy mà im lặng hoặc nói rất ít về xác thịt. Không ai ngây
thơ không biết trong tình yêu có yếu tố sinh lý; sinh lý bị cản trở càng hun
đúc tình yêu, việc tác giả thể hiện tình yêu như thế có nghĩa là đã chắt lọc
tình yêu. Chỉ diễn tả đôi mắt mà thể hiện được sự say đắm của nhân vật,
gây xúc động sâu sắc cho bạn đọc, quả là ông có biệt tài!

Ngoài tính nồng nhiệt và tình yêu, Stendhal mượn Tu Viện Thành

Parme để ca ngợi những con người có nhân cách. Có nhân cách đối với
Stendhal là có nghị lực, can đảm, có ý thức danh dự, có lòng hào hiệp.
Những nhân vật được ông đề cao: Gina, Fabrice buổi đầu, Ferrante Palla ,
Clélia, Mosca đều như thế, Ludovic, chị hàng căng tin một phần như thế,
cho đến tên bạo chúa Ernest IV cũng được ông khen ở mặt có bản lĩnh, dám
quyết đoán.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.