TU VIỆN THÀNH PARME - Trang 354

nguyên văn những lời quận vương hay không? Rassi hăng tiết nói. Vị trí
tương quan của các từ thường làm nên một diện mạo không diễn dịch được,
để tôi thuật lại thì bá tước sẽ nhận thấy rõ hơn cả tôi.

— Tôi cho phép tất, bá tước đáp, tay vẫn lơ đễnh gõ gõ hộp thuốc lá

bằng vàng lên mặt bàn cẩm thạch. Tôi cho phép tất và tôi sẽ tỏ lòng biết ơn
của tôi.

— Nếu bá tước cho tôi những sắc phong tước có giá trị truyền tử lưu

tôn ngoài cái huân chương, thì tôi sẽ hoàn toàn mãn nguyện. Khi tôi nói về
việc cầu phong, hoàng thân trả lời: “Một tên vô lại như ông mà là quí tộc ư?
Có họa là đóng cửa nhà hàng cho sớm! Rồi thì ở Parme, chẳng ai thèm xin
phong nữa!” Tôi xin trở lại với vụ Milanais. Cách đây chưa đầy ba hôm,
hoàng thân nói với tôi: Chỉ có tên bợm ấy là theo dõi được những mưu toan
của ta mà thôi, nếu ta đuổi hắn, hoặc hắn chạy theo mụ công tước, thì cũng
bằng ta từ bỏ hy vọng làm vị chúa tể khoan hòa được sùng bái nhất ở nước
Ý!“.

Nghe đến đó bá tước thở ra khoan khoái và tự nhủ: ”Thế là Fabrice sẽ

không chết!”.

Suốt đời Rassi chưa bao giờ cầu được một cuộc nói chuyện thân mật

với thủ tướng, cho nên hôm nay hắn sung sướng như điên. Hắn thấy sắp lột
bỏ được cái tên Rassi, cái tên đã trở thành đồng nghĩa với những gì hèn hạ,
xấu xa nhất. Đám bình dân gọi chó dại là Rassi. Gần đây có mấy anh lính
đấu kiếm danh dự chỉ vì một bạn đồng ngũ gọi họ là Rassi. Sau hết, không
có tuần nào mà cái tên riêng khốn khổ đó không lọt vào một bài thơ kinh
khủng. Con hắn, một học sinh vô tội mới mười sáu tuổi, bị xua đuổi khỏi
các quán cà phê vì mang tên họ đó.

Những kỷ niệm cháy da đó khiến hắn làm một việc liều lĩnh. Hắn vừa

kéo ghế đến bên ghế bành của bá tước, vừa nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.