TU VIỆN THÀNH PARME - Trang 542

Fabrice đến đứng đối diện với ông để cho khỏi nhìn thấy cửa ra vào, và nói
chuyện về thần học. Nhưng chàng không làm thế nào để khỏi phải nghe báo
ngài hầu tước và bà lớn hầu tước Crescenzi đến. Chàng thấy giận bừng
bừng, trái với sự phản ứng mà mình chờ đợi từ trước. Chàng nghĩ thầm:

“Nếu ta là Borso Valserra (đó là một tướng của quận công Sforce đầu

tiên), ta đã đến đâm tên hầu tước nặng nề kia, chính với con dao cán ngà mà
Clélia cho ta cái hôm hạnh phúc đó, và ta sẽ báo cho nó biết nó có nên hỗn
láo cùng đi với ả nữ hầu tước kia đến một nơi có mặt ta hay không?”

Mặt chàng biến sắc quá, đến nỗi vị chưởng giáo phải nói:

— Có lẽ Đức Cha thấy trong người khó chịu chăng?

— Tôi nhức đầu như búa bổ… đèn sáng quá làm tôi khó chịu… tôi

nán lại chỉ vì được chỉ định hầu bài hoàng thân. Nghe đến đây, vị chưởng
giáo, vốn là một thị dân bị bất ngờ đến nỗi không biết làm gì, bèn cúi đầu
chào Fabrice, về phần Fabrice, chàng càng lúng túng hơn và nổi lên nói
thao thao một cách quái lạ, là vì chàng nghe thấy phía sau bỗng nhiên im
ắng, mà chàng không muốn quay nhìn. Thình lình có tiếng một cái cung
đàn gõ lên bàn gỗ. Người ta đánh một bản nhạc dạo rồi thì nữ danh ca P. hát
bài hát của Cimarosa

[125]

ngày xưa rất thịnh hành:

“Nghĩa tử khả át sao!"

Qua mấy nhịp đầu, Fabrice vẫn tự chủ, nhưng sau đó cơn giận của

chàng tiêu tan và chàng thấy lòng nao nao, cứ muốn khóc. “Lạy chúa!
Chàng tự nhủ, sẽ lố bịch biết bao nhiêu nếu khóc! Lại với cái áo này nữa
chứ!” Chàng thấy cứ nói về mình là khôn ngoan hơn cả:

— Bệnh nhức đầu quá đáng này, Fabrice nói với vị chưởng giáo, khi

tôi mắc phải mà kiềm chế như tối hôm nay, thì nó kết thúc bằng những
dòng nước mắt có thể làm cho người ta dị nghị đối với một người làm loại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.