Nguyên văn: Chevalier, tước quý tộc ở cuối bảng, dưới tước nam
(baroa) mà nhiều triều đại châu Âu sử dụng. Sách ta quen dịch hiệp sĩ,
không cần đương sự có tinh thần nghĩa hiệp hay không.
Ở Ý những thanh niên có đỡ đầu hoặc thông thái trở thành
monsignor (đức ông) và prêlat (cha cố cấp cao) nhưng vẫn không là giám
mục, họ mang bít tất tím. Họ chưa thề nguyện và có thể bỏ bít tất tím và
cưới vợ (chú thích của tác giả).
Tức quận vương Ernest IV. Parme là thủ phủ của công quận
Parme - Plaisance (Duché Del Dongo Parme et Plaisance) thành lập từ giữa
thế kỷ XVI, đến 1859 thì hòa mình quốc gia Ý lần đầu tiên thống nhất. Vì
lãnh chúa ở đây tước truyền đời là quận công, nhưng trị vì một đất nước tự
trị, cho nên triều thần gọi quận công, công tước, hoàng thân, "vương tước,
quận vương, vương chủ, tiền vương, đức vua đều được. Tác giả đã dùng
thay đổi và thường thường nhại quần thần, dùng những danh vị cao nhất.
Tartufe: nhân vật giả đạo nổi tiếng trong vở hài kịch cùng tên của
Molière.
Décius: Hoàng đế La Mã thế kỷ thứ III, nổi tiếng vì đã sát hại
nhiều người theo đạo Gia tô.
Một thanh niên hy sinh tình yêu, địa vị để chết vì đạo mà nhiều
tác giả đã đem vào kịch bản của mình, trong đó có Corneillo, người Pháp
tác giả vở bi kịch Polyeuter (thế kỷ XVIII). Vở nhạc kịch mà nữ công tước
nhắc đến là của nhạc sĩ Ý Doninetti (thế kỷ XVIII), viết dựa theo bi kịch
của Corneillo.
Nguyên văn: le terzo incomodo. Mấy câu sau dịch và sắp xếp y
nguyên văn của tác giả.
Vợ Putiphar cố cám dỗ Joseph gia trưởng của chồng không được
bèn lấy cái áo khoác người thanh niên ấy bỏ quên lại làm tang vật để vu cáo