sướng lắm. Học trò cũng thích thầy mặc đồ tây cho oai. Nhưng thấy cái
gương thầy lớp Tư như thế , thầy lớp Ba vội-vàng xếp bộ đồ tây cất vô tủ ,
không dám lấy ra mặc nữa. Đến đổi chủ nhật thầy đi dạo chơi ngoài phố ,
hoặc đến chơi nhà các thầy khác , thầy cũng không dám mặc đồ tây , sợ có
ai mét lại với quan Đốc thì nguy !
Mỗi buổi chiều thứ Năm nghỉ học , Tuấn-em đến thăm thầy , thầy than thở
với Tuấn :
- Ở tỉnh mình không có thợ may đồ tây , và cũng không có tiệm nào bán vải
may đồ tây , sẵn có người bà con đi Đồng Nai buôn bán , thầy gởi tiền nhờ
họ vô Đồng Nai mua vải và mướn thợ may cho thầy một bộ. Không dè ông
Đốc không muốn cho thầy giáo mặc đồ tây , thành thử thầy phải bỏ. Thầy
tiếc quá !
Tuấn hỏi :
- Thưa thầy , thầy thuê thợ Đồng Nai may hết bao nhiêu tiền ?
- Thầy để dành nửa tháng tiền lương mới đủ mua hàng tissu và may được
bộ đồ complet đó.
Tuấn-em nghe thầy nói , thương thầy lắm. Học trò cả lớp đều thương thầy
không đứa nào dám chế nhạo về vụ đó. Đối với ông Đốc , các thầy giáo và
học trò cả trường đều sợ.
Buổi học cuối niên khoá , trước kỳ nghỉ hè 3 tháng , từ đầu tháng 7 dương
lịch , ông Đốc vào từng lớp căn dặn học trò. Dĩ nhiên ông nói tiếng Pháp.
Học trò lớp Năm và lớp Tư không hiểu nổi , các thầy giáo dịch lại tiếng
An-nam :
- Ngày mai 1 tháng 7 , bắt đầu nghỉ Hè. Nhưng các trò ở xa không được về
quê vội. Vì ngày 14 tháng 7 là ngày lễ Quốc-khánh của nước Đại Pháp , có
quan Công Sứ chủ toạ, cuộc diễn binh long trọng. Tôi muốn toàn thể học
trò trường tỉnh phải đến đông đủ dự buổi lễ ấy. Vậy sáng ngày mai , và liên
tiếp trong 7 ngày , học trò lớp Nhất , lớp Nhì và lớp Ba , phải tới trường để
tập hát bài quốc ca Pháp , là bài La Marseillaise. Phải tới đông đủ , học trò
nào vắng mặt sẽ bị phạt consigne. Ngoài ra , tất cả học trò các lớp phải nói
với cha mẹ mua vải xanh vải đỏ may cho mỗi trò một lá cờ Tam Tài , xanh-
trắng- đỏ , lá cờ của Mẫu quốc , để ngày 14 Juillet cầm đi dự lễ. Sáng 14-7,