TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 139

Nguyễn Vỹ

Tuấn, chàng trai đất Việt

Chương 22

1923
-Hội "Như Tây du học" của các quan
-Thanh niên Nam-Trung-Bắc du học ngoại quốc từ năm 1900 đến 1930
-Con gái Quan Thượng Thư đi du học ở Paris về, lấy tên Tây, ghê tởm nước
mắm, và không biết cầm đũa ăn cơm.
-Con vua bằng đồng, mừng lễ Tứ-tuần Vua Khải Định "Đại Nam Hoàng
Đế"
-20 thanh niên khiêng con voi ra Huế
-Cả tỉnh chỉ có 4 cô nữ sinh lớp Nhất, học chung với con trai.
-Cô học trò 16 tuổi, xưng "con" với Thầy giáo 20 tuổi.
-Phụ nữ đứng đắn ở Bắc chỉ mặc quần đen để phân biệt với bọn gái điếm
quần trắng
-Y phục phụ nữ Bắc - Trung - Nam.
Các quan Thượng Thư của triều đình Huế nhận thấy rằng các trường Sơ
học, Tiểu học và Cao đẳng tiểu học (#1) ở khắp ba kỳ, và ngay đến cả
trường Cao đẳng Đông Dương ở Hà Nội, chỉ đào tạo các thanh niên trí thức
vừa đủ khả năng làm việc cho nha hành chánh thuộc địa trong xứ, chứ
không thể học lên cao được nữa, bèn lập ra một hội tên là "Như Tây Du
Học Hội" để tuyển lựa một số thanh niên học sinh, cấp học bổng cho đi du
học bên Tây. Cũng như ngày nay chính phủ cấp học bổng cho một số học
sinh du học hải ngoại vậy.
Dưới thời thực dân phong kiến, những thanh niên được may mắn xuất
ngoại đều là con cháu của các cụ Thượng Thư các Bộ, hoặc trong gia đình
bên nội hay bên ngoại. Hoặc là con của các Quan Tổng Đốc, Tuần Phủ, có
thần thế "có chưn trong chưn ngoài ", nhờ các cụ Thượng-thơ và các quan
Tây gửi gấm, hoạ may mới được đi Tây học. Các "ông lớn " đã giàu có,
phần nhiều con cháu của các ông lại học kém thua con nhà bình dân, trung
lưu, nhưng họ vẫn được cấp học bổng đầy đủ, có khi dư dã, để sang Pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.