TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 199

Nguyễn Vỹ

Tuấn, chàng trai đất Việt

Chương 27

1920 - 1924
- Trước 1925 danh từ “ Việt-Nam “ chưa được thông dụng trong dân
chúng.
- Nước gọi là An Nam, Dân gọi là người An Nam, hoặc là Annamite ( theo
tiếng Pháp ) .
- Ða số "Thượng lưu trí thức Nam kỳ “ nhập tịch dân Pháp, theo đạo Thiên
Chúa, và sống theo Tây.
- Hoàng thân Lào, Sinh Viên Cao Ðẳng Công chính Hà Nội, tên là
Souphanouvong, lấy vợ An-Nam ở Nha Trang ( Nay là lãnh tụ Pathet Lào ).
- Nhiều tỉnh Bắc, Trung Kỳ chưa có đèn điện .
- Dư luận xôn xao về vụ một ông Quan Ba tàu thủy Pháp cho học trò nhiều
tiền để đánh ông trên đường đèo, đêm vắng.
- Một ông Giám-binh Tây, đi kinh lý, ở ngủ lại ban đêm trong làng .

Trước 1925, hay nói cho đúng là trước tháng 7-1925, hồi cụ Phan bội Châu
chưa bị Tây bắt tại Thượng Hải đưa về Hà Nội, danh từ "Việt Nam" chưa
được phổ thông trong dân chúng, và chưa được chính thức áp dụng ở xứ ta .
Trên các công văn, báo chí, sách vở bằng chữ Pháp cũng như chữ Quốc-
ngữ không mấy khi dùng đến hai tiếng "Việt-Nam".
Bên Nam triều, theo quốc hiệu đã được sửa đổi từ thời vua Minh-Mạng, các
giới quan trường và trên các giấy tờ chính thức, đều dùng hai chữ “Ðại-
Nam “. Vua An-Nam được xưng hô là Ðại Nam Hoàng Ðế.
Các nhà trí thức, khiêm nhường hơn, thường viết là “ Nước Nam “, hoặc “
Nam Quốc “, còn dân chúng, từ Nam chí Bắc, lại quen dùng danh từ đã có
sẵn từ nghìn xưa, do chính người Tàu ban bố cho, là “ nước An-Nam “ .
Người Tàu gọi người Việt là Ố-nàm-dàn(An nam nhân) . Ở Hà Nội, nhà thơ
Nguyễn Khắc Hiếu, chủ trương một tờ báo văn nghệ, lấy tên là An Nam
Tạp Chí . Ở Saigon, ký giả tài ba xuất chúng là Nguyễn Phan Long điều
khiển một tờ báo viết bằng Pháp-ngữ, lấy tên là Echo Annamite.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.