TUẤN, CHÀNG TRAI ĐẤT VIỆT - Trang 425

Nguyễn Vỹ

Tuấn, chàng trai đất Việt

CHƯƠNG 44

1931

- Phong trào chấn-hưng Phật Giáo
- Ở Saigon
- Ở Huế
- Ở Hà-nội
- Châm ngôn " Phi cao đẳng bất thành phu phụ " của giới " tiểu thư lãng-
mạn" Hà-thành.

Một hậu quả không ngờ của sự giác ngộ về chính trị, và tinh thần ái quốc
phấn khởi của các giới chức Việt Nam, từ khi hai cụ Phan về nước và sau
cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Ðảng, là phong trào “Chấn hưng
Phật giáo," bộc phát ở Saigon năm 1931.
Theo dõi các biến chuyển trong đời sống xã hội của Dân Tộc, Tuấn tìm
hiểu đến tận gốc nguyên nhân cụ thể của các phong trào mới. Từ khi người
Pháp đô hộ Việt Nam ta gần một thế kỷ, đạo Thiên Chúa đã gây được một
thế lực khá rộng rãi và bành trướng khá mạnh. Ðồng thời đạo Phật bị hạn
chế nghiêm khắc, bị khinh rẻ bởi triều đình Huế và bởi các quan An nam
tôi tớ trung thành của Nhà Nước Bảo Hộ.
Nhưng từ năm 1920, ở Trung Hoa Dân Quốc đã nổi lên phong trào “bài
ngoại “ chống văn minh tây phương, do đó chống cả Thiên Chúa Giáo. Một
cuộc vận động chấn hưng Phật giáo được cổ xuý khắp nước Tàu, khởi điểm
từ Nam Kinh, do các nhà trí thức đề xướng. Cuộc vận động ấy tràn qua Việt
Nam được một số các nhà lão Nho hưởng ứng. Nhưng uy quyền của Pháp
đang mạnh, thế lực Thiên Chúa Giáo mà thực dân Pháp coi như Công Giáo,
được che chở, kính nể, đang bành trướng khắp nơi, nên các cuộc vận động
chấn hưng Phật Giáo ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa Dân Quốc năm
1920 đều bị ngăn trở và cấm đoán.
Phải đợi đến mười một năm sau, các trào lưu cách mạng làm xáo động tinh
thần ái quốc của các giới trí thức ngấm ngầm đả kích các hình thức văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.