tượng trưng Ánh Sáng của Thượng Ðế soi khắp vũ trụ . Ðến giờ niệm kinh
thắp hai đèn cầy lớn, đèn bên trái tiêu biểu mặt trời ( dương ) phải thắp
trước . Ðèn bên phải tiêu biểu mặt trăng (âm ) thắp sau . Hai ngọn đèn cầy
gọi là Lưỡng nghi quang . Mỗi lần cúng và niệm Kinh, phải đốt năm nén
hương tiêu biểu : Giải hương, Ðinh hương, Huệ hương, Tri kiến hương,
Giải thoát hương . Một tách nước lạnh, tiêu biểu dương thuỷ, phải đặt bên
phải . Hai tách nước trà trộn vào nhau thành nước âm dương, để làm phép
cho tín đồ, hoặc chữa bệnh cho những bệnh nhân cầu nguyện Ðấng Thiêng
Liêng .
Bình bông ( dương ) đặt bên trái Linh Nhãn, Cổ quả ( trái cây : âm, đặt bên
phải ) . Bông cúng rồi để khô, nấu thành nước trị bệnh rất có linh nghiệm
nếu bệnh nhân tin tưởng vào sức mầu nhiệm của Thượng Ðế .
Cũng theo lời anh Hiển, bài Thánh ca dâng lên Ðấng Cao Ðài, là do các vị
cố tăng ở Hàn Sơn Tự trong thành Cô Tô Trung Quốc, cách đây 1200 năm
về giáng cơ bút đọc cho .
Bên trái bàn thờ Ðức Cao Ðài, có đặt bàn thờ Ðức Quan Âm Bồ Tát, là bên
dành riêng cho tín đồ nữ phái trong lúc làm lễ . Bên phải là bàn thờ Quan
Thánh Ðế Quân, dành riêng cho tín đồ nam phái .
Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc có tặng cho Tuấn một tấm ảnh chụp đồ nghi
lễ chánh thức giống hệt tượng Hộ Pháp thờ trong các chùa .
Nhưng ngày thường, Ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc mặc bộ đồ giản dị hơn
nhiều, và tân tiến hơn .
Tuấn không được hoàn toàn thỏa mãn trong ước vọng được chứng kiến tận
mắt một buổi Cơ bút chính thức tại Toà Thánh Cao Ðài . Nhưng Tuấn xác
nhận một sự kiện thực tế là một phong trào tôn giáo mới phát động đã được
hằng triệu người hưởng ứng, tất nhiên là phải có một vài đặc điểm nào đó
kích thích lòng người, hoặc thích hợp với tâm tư, ý niệm của một khối quần
chúng vĩ đại như thế .
Dù chúng ta có tin hay không tin, có chấp nhận hay hoài nghi lý thuyết của
tín ngưởng mới ấy, sự xuất hiện và bành trướng ào ạt của Ðại Ðạo Tam Kỳ
Phổ Ðộ ở Tây Ninh cũng là một biến cố quan trọng, có ý nghĩa trong Lịch
sử dân tộc, bắt nguồn từ miền Nam . Song song với các cuộc tranh đấu