mấy người bạn thân. Tuấn hỏi, họ cười bảo :” Tin đồn, dân chúng ở đây đã
biết cả, nhưng chả thấy gì “. Hải cảng không có phòng thủ, gần như một
thành phố bỏ ngỏ. Dân chúng làm công việc hằng ngày chẳng có gì xôn
xao.
Trở về Hà Nội, Tuấn nghe tin hai người Triều tiên có tiệm bán nhân sâm ở
phố Hàng Ðẫy gần chợ cửa Nam, tự nhiên bị nhà chức trách Pháp bắt. Nhà
buôn Nhật DainamKoosi ở phố hàng Nón tự nhiên đóng cửa. Nghe thiên hạ
đồn rằng mấy người Nhật đã bỏ trốn đi cả.
Ðó là những triệu chứng bắt đầu tiết lộ một biến cố trầm trọng sắp xảy ra.
Ðùng một cái, 7 giờ sáng ngày 23/9/1940, Hà Nội có báo động. Lần này là
báo thật sự, vì toà Ðốc lý không cho biết trước. Toàn thể dân chúng nhao
nhao chạy xuống các hầm nấp. Hai chiếc máy bay Pháp bay vù vù trên vòm
trời Hà Nôị, nhưng bay thật cao.
Thế rồi, không biết do ai truyền tin mà người này bảo người cho người kia
biết là Nhật đang ném bom Hải Phòng. Hà Nội báo động vì có thể máy bay
Nhật sẽ đến ném bom Hà Nội trong chốc lát. Dân chúng Hà Nôị lần này
hoảng hốt thật sự. Thiến hạ nhốn nháo cả lên. Con nít bị lôi kéo xuống
hầm, la khóc om sòm.
Buổi sáng hôm ấy, 23 tháng 9 năm 1940. Tuấn dậy thật sớm, đi lang thang
trên phố Hàng Bột, quãng đưòng này từ Ô Chợ Dừa ( Khâm thiên ) đến ngã
ba đường Duvillier ( phố Hàng Ðẩy ) dọc bên hông Văn Miếu (đền thờ
Khổng Tử ) đến phố Sinh Từ.
6 giờ, mặt trời chưa mọc. Khí trời mát mẻ, một làn gió hiu hiu thổi phất
phơ trên ngọn cỏ lá cây. Thành phố Hà Nội còn đang ngủ. Bổng tiếng còi
báo động rú lên. Lúc đầu còn nho nhỏ rôì to dần, to dần, vang dội 36 phố
phường như một tiếng mê sảng, thét lên trong ác mộng. Nghe rùng rợn làm
sao !
Trong giây phút, tất cả kinh thành Hà Nôị đều tỉnh dậy, hoảng hốt, đổ xô
xuống các hầm trú ẩn, chạy tán loạn trên các ngả đường.
Tin rằng máy bay Nhật chắc là không ném bom làm chi xuống Miếu Ðức
Khổng Tử, Tuấn trèo ngay trên bức thành sau, bức thành đầy rêu với vôi
gạch ngày xưa đã đổ nát nhiều, ngồi chờ xem và nghe ngóng. Một mình