quan tiền , và một nén vàng !
Ký Thanh khoe với vợ --Ba Hợi phu nhân , -- vợ nhoẻn miệng cười duyên :
- Đó là Thầy làm ơn làm phước cho người ta . Người ta đền ơn Thầy như
vầy là ít đó.
Hôm chủ nhật , hai vợ chồng làm tiệc mời các bạn đồng liêu trong Toà Sứ
đến ăn một bửa no say , nói là ngày giổ ông Nội.
Hai cha con ông chủ ghe bầu hú hồn hú vía ! Cha khỏi bị lìa con , con khỏi
bị xa nhà , xa vợ , cũng lật đật làm bửa tiệc cúng Ông Bà và cúng cô hồn.
Làng xã được mời đến dự tiệc, được một bửa say tuý-luý. Rốt cuộc ai cũng
vui vẻ cả ! Chỉ có ông Sứ - cụ Lớn Sứ - hoàn toàn không biết một tí gì về
vụ này , và không được ai mời uống rượu !
Trong làng sở tại của Trần anh Tuấn , lúc đầu tiên có hai người thanh niên
khoẻ mạnh , gọi là tráng đinh , bị bắt "tình nguyện" tùng chinh sang Pháp.
Sau, quan binh buộc làng phải bắt thêm một người nữa. Cả thảy là 3 người :
- Năm Xin , con bà Trác.
- Hai Ngoạn , con chú Đẹp.
- Hai Tạ , con ông Bằng.
Cả ba đều là nhà nghèo , nghèo rớt mồng tơi , nghèo sát đất , nghèo mạt tệ.
Vì lớp thanh niên nhà giàu , hoặc nhà khá giả , hoặc con trai các vị hương
chức , đều nhờ hối lộ , và nhờ có quyền thế , đã được miễn tùng chinh. Sót
lại ba anh chàng này không có miếng đất cắm dùi , cho nên phải đi lính
"tình nguyện" qua "mẫu quốc" đánh giặc "Phổ Lổ Sĩ ".
Nói là qua "mẫu quốc" đánh giặc , nhưng sự thật thì qua bên đó nhập vào
một đơn vị gọi là "đoàn quân thuộc địa" chỉ dùng riêng vào việc vận tải
lương thực ở hậu tuyến mà thôi. Một số bị bắt ra mặt trận , nhưng cũng chỉ
là khiêng vác các khẩu súng lớn , đẩy các cổ đại bác và đào hầm trú ẩn.
Chẳng có một người "lính thuộc địa" nào, nhất là lính "Tirailleurs
Annamites" được cầm súng đánh giặc cả.
Gia đình của ba chàng thanh niên trong làng sở tại của Tuấn bị bắt đi tùng
chinh bên Pháp đều có làm cơm cúng ông bà , và cúng ông Thần làng ,
trước hôm họ từ giã ra đi. Tội nghiệp nhứt là bà Trác. Bà khóc nức nở vì bà
đã goá bụa , mà Năm Xin lại là con một của bà , "như hũ mắm treo giàn