sự. Chàng có hơi thất chí , nhưng vẫn kiêu căng tự đắc , lúc nào cũng cho
mình là một sĩ phu chưa gặp thời đó thôi. Bị làng bắt đi lính sang Pháp-
lang-sa , Hai Ngoạn nghĩ rằng thời của chàng đã đến. Đây là cơ hội đễ
chàng tiến thân. Chàng xổ một mớ chữ Nho , nhớ câu trong sách :
-"Đại trượng phu xử thế đương tảo trừ thiên hạ , an sự nhất thất ? " ( Người
trai ở đời phải quét sạch cả thiên hạ , há lẽ chỉ quét một cái nhà thôi ư ! )
Kể ra chàng cũng có cái khí khái của con nhà Nho dở mùa , nhưng chàng
rêu rao có hơi sớm.
Ba nhân vật trên đây có thể nói là điển hình. Họ tiêu biểu ba hiện tượng tâm
lý của lớp thanh niên An Nam tùng chinh sang Pháp trong trận Đệ nhứt Thế
chiến , 1914-1918.
Một hạng có mộng làm lớn để trở về hách dịch với đồng bào , và một hạng
ưa phiêu lưu , cả hai đều là những kẻ ít học. Hạng thứ ba nuôi đầy triết lý
Nho giáo nhưng áp dụng không đúng với tư tưởng , làm nô lệ cho người mà
vẫn hãnh diện tưởng đóng vai trò anh hùng của thời thế.
Tất cả thanh niên tùng chinh ở Trung Kỳ, 21 đến 24 tuổi , đều được lịnh
đến trình diện tại đồn lính Khố xanh ở các tỉnh , rồi từ tỉnh họ được chở đi
tập trung tại Huế , đợi tầu sang Pháp. Đã có một lớp lính mới được đưa ra
Huế đầu tiên , mấy tháng trước , và được huấn luyện rồi. Nhưng phần đông
số lính này lại được nhà cách mạng Trần cao Vân tuyên truyền bí mật theo
phong trào khởi nghĩa của Vua Duy-Tân , và đã sẵn sàng làm nội ứng.
Cuộc khởi nghĩa DuyTân thất bại , các đoàn lính tình nguyện kế tiếp đều bị
kiểm soát thật chặc chẽ , và bị đề phòng gắt gao.