anh em bà con giầu có, thì mình cũng nên mừng cho, chớ không nên ghen
ghét, ố nhân thắng kỷ (ghét người hơn mình).
Của Bụt mất một đền mười – Bụt tức Phật. Phật dạy người ta nên
đem tiền của ra bố thí cho mọi người để được phúc. Vậy mà ở đây, của Bụt
mất có một phần, Bụt lại bắt đền những mười phần. Như vậy chả hóa ra
Phật đã không bố-thí cho ai mà lại còn tham-lam nữa. Không, câu này
không nói ông Phật, Của Bụt đây tức là của nhà sư, của nhà chùa là nơi thờ
Bụt. Và câu này chắc ban đầu đặt ra để chế-riễu một vài nhà sư, có thói
tham-lam. Ngày nay câu này thường được dùng theo nghĩa sau đây : Các
bậc giầu sang quyền-quí (đây ví với Bụt) có thế lực rất to, nếu làm thiệt mất
của cải của các bậc ấy một phần, mình phải đền gấp mười phần, thì mới
khỏi lôi thôi.
Của đau con sót – Ai động đến của mình (tiền bạc, đồ vật hay con vật
nuôi) thì mình cảm thấy đau lòng khó chịu, ai động chạm đến con cái mình
thì mình lấy làm thương-sót, ý nói lòng dạ người ta, đối với con với của, ai
cũng như ai.
Của một đồng công một nén – Một đồng đây tức là 1 đồng cân hay
một phần 10 của một lạng ta. Nén tức là 10 lạng ta hay 100 đồng cân ta.
Của một đồng công một nén nghĩa là của (tức vật gì) chỉ đáng giá có 1
đồng cân, nhưng cái công mang từ nơi xa-xôi đến, nó tốn-kém những 10
lạng, ý nói công người đem cho đáng quí gấp trăm lần của đem cho. Cũng
có người giảng : một đồng tức là một đồng tiền kẽm, một nén tức là một
nén vàng, ý nói công và của giá-trị chênh-lệch nhau một trời một bể. Cũng
có người cho một đồng là một đồng bạc, một nén là 15 đồng bạc, vì 15
đồng « Con gái » hay « Hoa xòa » ngày trước, người ta bảo cân nặng 10
lạng tức một nén.
Của người phúc ta – Dùng của người đem bố-thí để lấy phúc lấy ơn
cho mình. Câu này nói mánh khóe của người khôn vặt.
Của người bồ-tát của mình lạt buộc – Bồ-tát là có lòng lành hay bố-
thí cho kẻ nghèo khó. Của người bồ-tát là đem bố-thí của người khác ; của