nên chú trọng đến cách làm ăn cư-xử sao cho lưu được danh thơm tiếng tốt
ở đời, chớ không nên chú-trọng vào sự ăn mặc tốt mã.
Tốt mã dẻ cùi – Chim dẻ cùi là một giống chim đẹp ; mỏ đỏ, đuôi dài,
lông mã lông đuôi sặc-sỡ ngũ-sắc, coi giống chim phượng, người ta đã gọi
là phượng hoàng Nam (phượng hoàng của nước Nam) hay phượng-hoàng
đất. Nhưng chim dẻ cùi phải cái tật hay ăn cứt chó, cứt lợn. Người ta đã có
câu hát : Dẻ cùi tốt mã dài đuôi, hay ăn cứt chó ai nuôi dẻ cùi ! Dẻ cùi
tiếng hót lại không hay, vì vậy dẻ cùi tuy đẹp mã thật, song người ta không
quí mà lại khinh. Người ta thường dùng câu tốt mã dẻ cùi để riễu người bề
ngoài đẹp đẽ sáng-sủa, ăn bận diêm-dúa mà bụng dạ bẩn thỉu không tốt và
lại vô tài.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Đây nói về đồ gỗ sơn. Gỗ tốt và nước sơn
cùng tốt thì đồ vừa đẹp vừa bền, gỗ xấu mà nước sơn tốt thì đồ có đẹp
nhưng mau mối mọt. Cho nên tốt gỗ bao giờ cũng hơn tốt nước sơn. Nước
sơn là cái vỏ, bên ngoài. Cái bên ngoài đẹp đếu đâu, thì đẹp, nếu cái bên
trong mối mọt xấu-xa thì cũng là đồ bỏ đi. Cái thực-chất bên trong tốt mà
cái vỏ bề ngoài có xấu một chút thì đồ cũng dùng được bền-lâu. Câu này
lấy gỗ và nước sơn để ví với đức-hạnh và phục sức, diện-mạo con người ý
nghĩa cũng na ná như ý nghĩa câu : đẹp nết hơn đẹp người.
Tùy gia phong kiệm – Tùy gia là tùy theo cảnh trong nhà giầu hay
nghèo. Phong là rộng rãi trong sự ăn tiêu. Kiệm là tiết kiệm, dè sẻn trong sự
ăn tiêu. Tùy gia phong kiệm : tùy theo cảnh nhà giầu nghèo mà ăn tiêu rộng
rãi hay dè sẻn. Câu này thường được nêu làm nguyên-tắc trong các việc tiệc
tùng, giỗ, chạp, cưới xin, ý nghĩa cũng na ná ý nghĩa câu « giầu làm kép
hẹp làm đơn ».
Tùy gió phất cờ – Tùy là theo. Theo chiều gió mà phất cờ thì cờ vừa
nhẹ vừa mở to. Phất cờ ngược chiều gió thì cờ vừa nặng vừa không mở
được. Người ta thường mượn câu này để nói sự khôn ngoan biết lựa theo
chiều cơ-hội mà làm việc. Cũng có người nói : liệu gió phất cờ (liệu theo