giang hồ là gái hay đi đây đi đó trải qua mọi nơi giang hồ, nghĩa là gái đàng
điếm. Trai tứ chiếng gái giang hồ có người hiểu là : trai các trấn (chứ
không phải ở Kinh-đô) sánh với gái giang hồ, một bên xa nhà cửa, một bên
lăn lộn giang hồ xứng đáng với nhau lắm. Cũng có người bảo câu này tả
cảnh chạ người ở nơi đô-hội, có đủ người tứ xứ trong thiên hạ ; nào trai tứ
trấn, nào gái giang hồ.
Trăm bó đuốc cũng được con ếch – Người ta thường đốt đuốc đi bắt
ếch ban đêm. Bị ánh đuốc soi lóa mắt, ếch cứ trợn mắt lên nhìn nên người
ta bắt dễ lắm. Bắt ếch, hết bó đuốc này, người ta lại đốt bó đuốc khác, có
khi đốt liên tiếp đến năm bảy bó đuốc và bắt ếch đến quá nửa đêm. Có khi
bắt được nhiều ếch lắm, cũng có khi đông người bắt quá (đuốc như sao sa
ngoài cánh đồng), ếch cũng hiếm. Nhưng cứ đốt hết bó đuốc này đến bó
đuốc khác, kiên tâm kiếm mãi thì thế nào cũng bắt được không nhiều thì ít.
Bởi vậy có câu « trăm bó đuốc cũng được con ếch » ý nói kiên tâm bắt mãi
sao cũng được ếch. Người ta thường dùng câu này để nói hễ kiên gan bền
chí điều tra mãi thì thế nào cũng tìm được thủ phạm, hoặc làm việc mãi thì
thế nào cũng thu được kết-quả.
Trăm dâu đổ đầu tằm – Trăm dâu là trăm lá dâu, trăm mớ dâu, trăm
thúng dâu, hay trăm thứ tiền dâu. Trăm dâu đổ đầu tằm có thế có hai nghĩa :
1) Bao nhiêu dâu đều đổ lên đầu tằm cho tằm ăn. 2) Bao nhiêu tiền chi phí
về dâu sau này đều trông mong cả ở việc bán kén tằm đề thu lại. Người ta
thường mượn câu này tự ví mình với con tằm để nói : 1) Bao nhiêu công
việc đều do một mình quyết-định. 2) Bao nhiêu món chi tiêu đều trông ở túi
mình.
Trăm hay không bằng tay quen – Trăm hay là tài giỏi trăm phần, là
học được trăm điều hay. Tay quen là làm quen việc. Câu này nghĩa là : tài
giỏi trăm phần hay học được trăm điều hay cũng không bằng người làm đã
quen công việc. (Người quen công việc có thể không tài giỏi, nhưng việc
làm rất thông thạo). Câu này đại ý nói lý-thuyết không bằng thực-hành và
có ý khuyên có học lại phải có hành mới được.