cho nó, cho nó đi học, dựng vợ gả chồng, làm nhà làm cửa cho nó… Lấy
chồng thì phải lo liệu việc nhà chồng, món đóng món góp, làm giỗ làm tết,
trả công trả nợ cho chồng, gây dựng nên cơ-nghiệp nhà chồng, tức là gánh
vác giang-sơn nhà chồng. Giang-sơn nghĩa là sông núi, đây nghĩa là cơ-
nghiệp. Câu này nói gồm bổn-phận làm mẹ và làm vợ của người đàn-bà Á
Đông và riêng nước ta.
Có da lông mọc – Hễ chỗ nào có da tức thì là có lông mọc. Đó là một
sự thật hiển-nhiên. Vì bất luận da người hay da loài vật, trên mặt da đều có
các lỗ chân lông. Câu này đại ý nói hễ có căn-bản thì ngọn ngành có thể mở
mang, hễ có gốc thì tự khắc có ngọn. Người ta thường dùng câu này để an-
ủi những người đẻ con bé nhỏ quá, ngụ ý bảo rằng hễ có da thì có lông, hễ
có « đầu có đuôi thì nuôi lâu cũng lớn ».
Có dại mới có khôn – Người ta ai cũng muốn khôn. Nhưng muốn
khôn tất phải có lần mắc dại. Mắc dại lần này, thì lần sau mới biết đường
mà sửa chữa cái lầm lẫn, tránh khỏi những mánh khóe lường gạt của người,
và như thế mới trở nên khôn được. Nhưng nếu không biết rút kinh-nghiệm
những lần trót dại, để lần sau tránh đi, thì dại vẫn hoàn dại.
Có đắt hàng tôi mới trôi hàng bà – Câu này có thể có hai nghĩa :
1) Người bán buôn và người bản lẻ một thứ hàng ; Người bán lẻ có
bán chạy hàng thì người bán buôn mới bán trôi hàng đi được. Vì có đắt
hàng, thì người bán lẻ mới cất hàng bán.
2) Hai người buôn bán thứ hàng khác nhau, thí-dụ như người bán gạo
và người bán vải. Người bán gạo ế hàng thì người bán vải cũng không bán
trôi hàng. Vì người làm ruộng không có tiền sắm sửa vải vóc.
Dù hiểu theo nghĩa nào, thì câu này cũng cho ta thấy cái ảnh-hưởng
liên-quan và qua lại (tương hỗ) giữa các hàng hóa trong trường thương-mại,
kinh-tế. Hễ việc buôn bán thịnh vượng, thứ hàng này chạy thì thứ hàng
khác cũng chạy ; hễ việc buôn bán đình trệ, thứ hàng này ế thì các thứ hàng
khác cũng không chạy.