TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI - QUYỂN 2 - Trang 74

K

Kim vàng ai nỡ uốn câuKim vàng là cái kim bằng vàng. Uốn câu

là uốn làm lưỡi câu. Kim vàng ai nỡ uốn câu nghĩa là cái kim bằng vàng thì
ai nỡ đem uốn làm lưỡi câu cho phí của. Nghĩa bóng, câu này muốn nói
không ai nỡ dùng người tài vào việc hèn, có ý ví người tài với cái kim
vàng. Câu này thường được nói liền với câu : Người khôn ai nỡ nói nhau
nặng lời.
Cả hai câu đi liền nhau có nghĩa là : người tài không ai nỡ dùng
vào việc hèn, người khôn ngoan không ai nỡ nặng lời trách mắng.

Khẩu thiệt đại can qua – Miệng lưỡi thay giáo mộc, ý nói dùng lời

nói thay cho giáo mác (qua) để đâm chém người ta, tức làm hại người ta ;
dùng lời nói thay cái mộc (can) để che chở cho mình, tức giấu lỗi-lầm của
mình. Người ta thường dùng câu này để chê người chỉ được cái khéo nói.
Thường nói lầm ra làm « Khẩu thiệt đãi can qua ».

Khéo ăn thì no khéo co thì ấm – Khéo ăn tức là biết cách ăn, như ăn

độn thêm khoai, ngô, rau, rưa thì cơm tuy có ít mà cũng no bụng. Khéo co
tức là khéo nằm co cẳng, gọn người lại thì chăn chiếu tuy hẹp hay ngắn
cũng đủ che không đến nỗi rét. Đó là nghĩa đen câu tục-ngữ. Câu này
thường được dùng theo nghĩa bóng là hễ khéo thu xếp, tính toán thì tuy
nghèo túng cũng cứ đủ ăn, đủ tiêu như thường.

Khôn ăn người, dại người ăn – Có thể giảng theo hai nghĩa : 1)

Người khôn thì được người ta nuôi, người dại thì phải nuôi người. 2) Người
khôn thì được (ăn là được) người, người dại thì bị thua người. Câu này tả
tình-trạng xã-hội : người khôn thì được, kẻ yếu thì thua.

Khôn ba năm dại một giờ – Ba năm khôn ngoan giữ-gìn được vô sự,

mà có khi chỉ một giờ dại-dột là mất hết cả công-trình giữ-gìn trong ba
năm. Đại ý câu này nói cái dại một giờ làm hại cả cái khôn trong 3 năm ;
hoặc giữ gìn thận trọng mãi, hễ lỡ dại dột một chút là công giữ gìn từ trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.