này quí hơn của cải) mà người ta đã vã nên hồ, chớ không phải vã toàn
nước lã mà nên hồ được.
Nước mắt chảy xuôi – Nước mắt trào ra khi người ta động lòng buồn
rầu thương xót. Nước mắt cũng như các thứ nước bao giờ cũng chảy xuôi.
Tục-ngữ không nói một chuyện thừa, vô ích. Tục-ngữ mượn một sự thật dĩ-
nhiên để ngụ ý nói rằng bao giờ người trên cũng thương xót kẻ dưới, ông
bà cha mẹ bao giờ cũng có lòng thương-xót con cháu, còn con cháu thì ít
khi có lòng thương-xót cha mẹ ông bà. (Vì nước mắt bao giờ chảy ngược ?)
Ngày đàng gang nước – Ngày đàng là đàng dài đi một ngày mới tới.
Gang nước là chỗ sông, ngòi, từ bờ bên này sang bờ bên kia chỉ cách nhau
có một gang tay, ý nói quãng sông, ngòi, lạch nước nhỏ lắm. Ngày đàng
gang nước nghĩa là : đi một ngày đàng không ngại bằng phải qua một gang
nước (vì sợ nguy hiểm) hoặc cũng có nghĩa là : đi một ngày đàng cũng chỉ
mất thì-giờ bằng qua một giòng nước nhỏ (vì phải chờ đợi đò giang) câu
này ngụ ý than phiền những nỗi vất-vả trong khi đi đường trường.
Ngọt lọt đến xương – Ngọt là nói ngọt, không gắt-gỏng ; ngọt lọt đến
xương nghĩa là nói ngọt thì dễ nghe, chẳng những lời nói lọt vào tai mà lọt
cả đến tận xương tủy. Câu này đại ý khuyên người ta ăn nói nên ngọt-ngào,
thì ai cũng nghe được.
Ngọt như mía lùi – Lùi là vùi xuống tro than nóng mà nướng. Mía lùi
là mía nướng. Mía nướng thì chất ngọt tập-trung lại cả ở trong ruột, nên ăn
ngọt lịm, ngọt một cách êm-dịu vô cùng. Ngọt như mía lùi là ngọt mà dịu
như mía lùi.
Ngồi cầu ngồi quán không sao, hễ ai hỏi đến đã bao nhiêu tiền –
Cầu là cái cầu bắc qua sông ngòi. Ngày xưa cầu đều làm theo kiểu «
thượng gia hạ kiều » nghĩa là trên thì có nóc lợp ngói như cái nhà dưới thì
là cái cầu. Ngồi trên cầu không bị mưa nắng cũng như ngồi trong nhà chỉ
khác là cái nhà ở giữa lối đi. Quán là cái nhà bằng ngói hay bằng tranh làm
ở bên đường hay giữa đường, có đủ kèo cột vững chặt nhưng xung quanh
không có tường bao kín, để trống bốn phía cho gió lùa vào, dùng làm nơi