Chó cắn áo rách. – Chính là « chó cắn người áo rách », xuất tự câu
ngạn-ngữ Tàu « cẩu giảo phá y nhân ». Câu này ngụ ý nói : người áo rách
thì đến con chó cũng không ưa. Nhưng ta thường dùng câu này theo nghĩa
khác : áo đã rách rồi, lại bị chó cắn hóa rách thêm, ý nói đã đen lại rấp, đã
rủi lại gặp sự không may. Ý nghĩa cũng na-ná những câu : « rậu đổ bìm
leo », « tre lưới cò đỗ », « họa vô đơn chí ».
Chó dại có mùa, người dại quanh năm. – Chó dại tức là chó hóa
điên, hóa dại. Chó thường hay hóa điên dại về mùa thu, mùa đông, những
năm khi trời trái tiết, về thu, đông mà có gió nồm. Người dại là người ngu-
dại, không khôn-ngoan, sáng suốt. Người ngu-dại thì quanh năm (tức suốt
năm) lúc nào cũng ngu-dại, không cứ là về mùa nào. Câu này có ý than
phiền cho người ngu dại hành-động, ngôn-ngữ lúc nào cũng dại.
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. – Sóng cả là sóng lớn, ý nói lúc
sóng biển gặp cơn giông bão, sóng gió nổi lên. Ngã tay chèo : ngã là không
quả-quyết, không chắc-chắn, ráo-riết, không giữ chặt lấy, buông rời ra ; ngã
lòng là lòng không quả quyết, chắc-chắn, lòng muốn buông rời cái ý chí lúc
đầu tiên ; ngã tay chèo là tay chèo không quả-quyết, chắc-chắn, ráo-riết, tay
chèo không cứng, tay muốn buông rời mái chèo ra. Cũng có người nói là :
chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo ; và giảng ngả là ngả-nghiêng là hạ
xuống, như ngả cây, ngả lưng, ngả tay chèo là tay chèo hạ xuống, tức thôi
không chèo thuyền nữa. Chớ thấy sóng cả mà ngả (tay ngã) tay chèo : nghĩa
đen là chớ thấy sóng gió mà non tay chèo thuyền ; phải cứng tay chèo để
thuyền vượt qua cơn sóng gió, nghĩa bóng là chớ thấy khó-khăn nguy-hiểm
mà ngã lòng, nản chí, phải kiên-quyết phấn-đấu để vượt khỏi nguy-hiểm,
khó khăn.
Chồng học trò, vợ con hát. – Ngày xưa, học trò chỉ biết một việc thơ,
phú văn chương, ngoài ra việc nặng nhọc không làm được việc gì cả. Con
hát tức là nhà trò hay ả-đào, xưa nay ngoài quần chùng áo dài, tô son điểm
phấn, không biết làm việc gì. Chồng học trò, vợ con hát là hai vợ chồng đều
chân yếu tay mềm, không có sức đảm-đang, làm những việc nặng nhọc.