TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI - QUYỂN 3 - Trang 27

Người ta thường mượn câu này để chê-bai hoặc than phiền cảnh vợ chồng
tiểu-tư-sản không thể đem sức-lực ra làm ăn sinh-sống.

Chợ có lề, quê có thói. – Chợ đây là kẻ chợ tức kinh-đô, hiểu rộng ra

là thành thị, tỉnh thành. Chợ có lề là kinh-đô hay tỉnh-thành có lề thói riêng,
khác hẳn ở thôn quê. Quê là thôn quê hay nhà quê, tức là làng mạc xa tỉnh
thành. Quê có thói là thôn quê có những lề thói riêng, khác hẳn lề thói ở kẻ
chợ. Câu này có ý nói ở nơi nào có thói lề nơi ấy, mỗi địa phương có những
tập-tục, thói quen khác nhau. Biết vậy thì ta chớ nên chế riễu những lề thói
ta không quen, trái lại ở nơi nào, ta phải theo lề thói ở nơi ấy, tức là « nhập
gia tùy tục »
.

Chú khi ni, mi khi khác. – Khi ni, tiếng vùng Nam, Trung, nghĩa là

khi này, lúc này. Mi tiếng miền Trung, Nam nghĩa là mày. Chú khi ni, mi khi
khác
là khi này thì gọi là chú, khi khác lại gọi là mày, sự khinh, trọng tùy
theo thời gian thay đổi. Người ta lại thường dùng câu này theo nghĩa sau :
Khi này thì chú chịu thiệt, khi khác thì mày (tức là cháu chú) chịu thiệt, mỗi
bên chịu một lần. Ý nói dù là chú cháu thân mật với nhau, thì sự ăn đi trả lại
cũng phải cho công bằng đừng để ai phải chịu thiệt riêng.

Chùa rách bụt vàng. – Chùa rách là chùa tường vách trống trái xiêu

vẹo, ý nói chùa cũ kỹ tồi tàn. Bụt vàng là tượng phật sơn son thếp vàng, ý
nói tượng phật quí giá. Chùa rách bụt vàng là ở ngôi chùa tồi-tàn mà có
tượng phật quí giá. Người ta thường mượn câu này để tỏ ý ngợi khen : 1)
Nơi quê mùa mà nẩy người tài giỏi. 2) Nhà nghèo khó mà có người ăn ở
chính đại quang minh. 3) Người áo rách mà có lòng trung-hậu. Ý nghĩa câu
này cũng na-ná ý nghĩa câu đất sỏi chạch vàng.

Chuông không đánh không kêu, đèn không khêu không rạng. –

Quả chuông đồng nếu cứ treo yên đó, không đánh thì không ai biết tiếng ;
ngọn đèn nếu không khêu lên, thì một lúc lu-mờ đi. Đó là nghĩa đen. Nghĩa
bóng
: câu này định nói : người có tài có học cần phải đem tài học ra làm
việc đời để cho người ta biết, cũng như chuông phải đánh, đèn phải khêu.
Không đem tài, học ra làm việc đời, thì còn ai biết là mình có tài, học nữa.
Cũng có thể giảng nghĩa như thế này : chuông phải có người đánh mới kêu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.