vô phúc. Câu tục ngữ trên, khen những nhà có con cháu làm nên hơn ông
cha, và khuyến-miễn con cháu nên cố gắng làm hơn ông cha.
Con nhà lính, tính nhà quan. – Ngày xưa, như thời Lý, thời Trần, lính
là một hạng người đáng khinh. Trừ những con nhà quan tước, quyền quí, có
phẩn hàm không kể, còn thì con nhà dân đen đều phải làm lính suốt đời ấy,
sang đời khác. Trái lại, cha ông làm quan, thì con cháu đời đời nối nghiệp
làm quan. Lính là hạng hèn, quan là hạng sang ; quan sai lính, lính hầu quan
; hai cấp bậc đã cách nhau một trời một vực thì cách-thức ăn ở, cũng khác xa
nhau. Con nhà lính không thể sinh-sống, ăn ở theo cách-thức, lề lối con nhà
quan. Vậy mà có người vốn là con nhà lính, lại có tính nhà quan, tức là tính
thích sinh sống ăn ở theo cách-thức nhà quan, như thế là không biết phận
mình. Câu tục-ngữ ngụ ý chế-riễu cái thói học đòi rởm của kẻ không biết
mình, vốn là người hèn mà định làm sang, vốn là người nghèo mà định ăn ở
theo kiểu-cách nhà giầu.
Của kho không lo cũng hết. – Của kho là 1) của có hàng kho, ý nói
nhiều của lắm ; hoặc 2) của nhiều như kho bạc nhà vua. Không lo là không
biết lo-liệu, tính-toán cho của khỏi hao-hụt hoặc mỗi ngày một sinh-sản
thêm ra. Cả câu : dù có của hàng kho (hoặc : có của nhiều như kho nhà vua)
mà không biết lo-liệu tính-toán, cứ vung tay quá trán, ăn tiêu phung-phí, thì
rồi cũng hết. Câu này khuyên ta phải biết lo liệu ; tính-toán để tiền của sinh
sôi nẩy nở ; không biết lo chỉ biết tiêu, thì của như của kho cũng có ngày
hết. Ý nghĩa cũng na-ná ý nghĩa câu : ngồi ăn núi lở. Cũng có nơi nói : ăn
không lo của kho cũng hết nghĩa cũng như câu trên.
Của làm ăn no, của cho ăn đói. – Của làm là thức ăn do nhà mình làm
ra. Của cho là thức ăn do người ta đem cho. Ăn no là ăn no ăn chán, ăn
không biết ngon, tức là ăn không ngon. Vì khi no thì ăn gì cũng không thấy
ngon. Ăn đói là ăn thiếu, ăn thèm, ăn chưa thỏa-thích, tức là ăn ngon, vì khi
đói thì ăn gì cũng ngon. Câu này nghĩa là : thức ăn nhà làm ra thì ăn không
ngon, vì nhà làm ra thì có nhiều, tha hồ ăn no ăn chán ; thức ăn người ta đem
cho thì ăn bao nhiêu cũng ngon, vì của cho có ít, không có đâu mà ăn no ăn
chán được. Nghĩa bóng : câu này muốn nói phàm cái gì mình có sẵn thì