TỤC NGỮ LƯỢC GIẢI - QUYỂN 3 - Trang 34

cho nên năm được mùa buôn vải buôn vóc thì đắt hàng. Năm mất mùa, thóc
gạo khan hiếm giá cao, nên buôn thóc buôn gạo thì nhiều lãi. Buôn vải, vóc
thì không bán được cho ai. Câu này dạy người ta buôn bán phải biết lựa theo
nhu cầu của nhân dân. Không biết chiều theo nhu cầu của nhân dân, thì sẽ
buôn thua bán lỗ.

Được mùa chê cơm hẩm mất mùa thì lẩm cơm thiu. – Năm được

mùa thì thóc lúa đầy nhà, cơm hơn gạo rẻ, gạo xấu một chút là chê cơm bẩm
(cơm không được trắng) không ăn ; năm mất mùa thóc cao gạo kém, giá có
cơm thiu cũng lẩm (tức là ăn) chẳng chê bai gì. Câu này tả thực tình-trạng
xã-hội nước ta những năm được mùa và mất mùa. Nước ta là nước nông-
quốc, chỉ trông mong vào hột gạo, năm nào được mùa thì no nê, năm nào
mất mùa thì nhân dân đói kém. Đồng thời câu này có ý khuyên người ta
không nên phí phạm của trời, ăn uống bao giờ cũng nên giản dị tiết kiệm.

Đói thì ra kẻ chợ đừng lên rợ là chết. – Đói thì ra tỉnh-thành (kẻ chợ

là kinh-đô hoặc tỉnh thành đô-hội) mà kiếm ăn, chớ có lên rừng lên rợ mà
chết. Rợ tức là mọi rợ, trỏ nơi rừng-rú, xứ-sở của dân Mán, Mọi, Mường…
Câu phương-ngôn khuyên ta ra tỉnh thành kiếm ăn, không nên vào rừng rú.
Ở tỉnh thành lắm người lắm việc, chịu khó thì thể nào cũng kiếm được
miếng ăn. Còn như miền rừng núi nước ta, khí-hậu nặng, lắm muỗi độc, dân
đồng bằng không quen thủy-thổ, chỉ ở một vài ngày là bị « ngã nước », tức
là mắc bệnh sốt rét. Bệnh sốt rét ngã nước, ngày chưa có thuốc ký-nin
(quinine) rất là khó chữa, mười người mắc bệnh thì chín người chết, người
ta thường tin là do ma rừng « làm », nên có câu ma thiêng nước độc.

Đời trước đắp nấm đời sau ấm mồ. – Đắp nấm tức là đắp nấm mồ,

đắp cho mồ cao. Ấm mồ là mồ mả ấm-áp, ý nói mồ-mả kết-phát không đông
lệch gì. Đời trước mà đắp nấm mồ cho cẩn thận thì đời sau con cháu được
yên ổn. Đó là nghĩa đen. Nghĩa bóng : đắp nấmđắp nấm thiện, tích lũy
những việc từ thiện cho cao lên như cái nấm cái gò. Ấm mồ nghĩa là ấm chỗ
nằm, chỗ ở, ý nói đất kết phát. Việc làm của ông cha đời trước có ảnh-hưởng
đến con cháu đời sau. Đời trước ông cha làm việc phúc đức, thì đời sau con
cháu hưởng phúc của ông cha sẽ được sung sướng. Câu này khuyên người ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.