Hết cỗ bàn thì không còn ai đến nữa, nhà chủ được rồi việc. Câu này chê
người đòi phần nhiều chỉ vì cỗ bàn, chứ không phải vì tình, nghĩa mà đến dự
các đám ma, chay, cưới, giỗ v.v…
Học bất như hành. – Học không bằng làm, lý thuyết không bằng thực
hành, khoa học thua kinh nghiệm. Ngày xưa người đi học thường chỉ chúi
đầu vào sách vở mà sao nhãng mọi việc thiết thực ở đời, chú trọng vào từ-
chương mà khinh việc thực nghiệp. Như vậy chỉ là nô lệ sách vở, vu lấy biết
nhiều chữ nhớ nhiều sách, không ích gì cho việc làm và cho đời người. Vì
thế câu cách ngôn khuyên người ta chú trọng vào thực-hành. Thật ra học và
hành cần ngang nhau, có giá trị như nhau. Không học thì không biết đàng
nào mà hành. Không áp dụng vào hành được (việc làm) thì học chỉ là học
suông vô vị.
Hùm rữ chẳng nỡ ăn thịt con. – Thú vật rữ tợn nhất loài hổ, tức cọp
tức hùm. Song hùm không nỡ ăn thịt con nó. Đại ý câu này muốn nói cha
mẹ bao giờ cũng thương yêu con.
K
Khen người thì tốt, giột người thì xấu. – Khen người thì tốt, hay khen
người, thì người sẽ mến yêu mình. Nhiều bạn như thế là tốt. Giột người là
nói chặn họng người. Giột người thì xấu, mình nói xấu, nói chặn họng
người, thì người căm thù oán ghét mình. Gây thù gây oán như vậy là xấu.
Câu này khuyên ta không nên làm mất lòng người, không nên gây thêm thù,
chỉ nên gây thêm bạn.
Khó nhịn lời, mồ côi nhịn lẽ. – Khó là nghèo khó, không có tiền của.
Mồ côi là bố hay mẹ, hay cả bố mẹ chết từ thuở người ta còn nhỏ. Lẽ là lẽ
phải. Khó nhịn lời, mồ côi nhịn lẽ nghĩa là : người nghèo khổ thì phải nhịn
không dám cãi lại người ta vì không có tiền ; trẻ mồ côi thì phải nhịn không
dám tranh lấy phải mà đành phải chịu rằng mình trái lẽ, vì không có thế lực.
Câu này tả rõ thái độ của người nghèo khó, không thế-lực trong xã-hội và
ngụ ý khuyên người ta nên tùy theo cảnh ngộ mà ăn ở.