bỏ hàng nhà đi dùng hàng ngoài, bỏ những điều hay tốt của mình, chạy theo
những cái rởm của người.
Tam ngu thành hiền. – Ba người nhu-dốt họp nhau lại thành một
người thông-minh tài giỏi. Ba người ngu họp nhau bàn-bạc, góp kinh-
nghiệm, thế nào cũng nảy được ý-kiến hay, tìm được cách giải-quyết sát với
hoàn cảnh thực-tế. Như vậy là thành hiền. Câu này nêu cao giá-trị của sự
hợp quần. Hợp quần không những nên sức mạnh mà còn tạo nên trí sáng-
suốt thông-minh, do sự gom-góp kinh-nghiệm và sáng-kiến.
Tằm có lứa ruộng có mùa. – Lứa là lần, là lượt, là khoảng thời-gian từ
lúc con tằm còn là hạt trứng đến lúc con tằm nhả tơ kéo kén. Mùa là lúc, là
khoảng thời-gian từ lúc cấy lúa đến lúc lúa chín gặt về. Tằm có lứa, ruộng
có mùa : là tằm kéo tơ có lứa, ruộng sản-xuất có mùa không phải bất cứ lúc
nào tằm cũng nhả được tơ, hay bất cứ lúc nào, ruộng cũng sản được lúa gạo.
Lấy tằm và ruộng ra làm thí-dụ ; câu này nói ở đời, làm việc gì cũng phải có
thời, không phải thời, không đúng lúc thì việc làm không có kết-quả.
Tế sớm khỏi ruồi. – Phàm việc tế, lễ đều có xôi, thịt, cỗ bàn. Xôi, thịt,
cỗ-bàn đặt lên ban thờ tế thần, thánh tổ tiên, thường có ruồi bâu vào. Đồ lễ
để lên ban thờ càng lâu thì ruồi bâu càng nhiều. Cho nên, người ta thường tế
sớm đi, để lễ vật khỏi bị ruồi bâu, hóa ôi đi mất. Đó là nghĩa đen. Nghĩa
bóng : câu này nói : việc phải làm thì trước sau rồi cũng phải làm, chi bằng
làm sớm ngay đi, cho khỏi phiền-phức, lôi thôi. Cũng như trước sau cũng
phải tế một lần, thì nên tế trước đi, để ruồi khỏi quấy.
Thăm ván bán thuyền. – Mới thăm ván định mua để đóng thuyền
mới, mà đã đem bán ngay thuyền cũ đi, thành ra thuyền mới chưa có, thuyền
cũ không còn, không có thuyền để chèo chở kiếm ăn. Người ta thường ví kẻ
chưa có mới đã nới cũ ra với người mới thăm ván đã bán thuyền, có ý chê
người ấy : 1) ăn ở không thủy chung (có trước không có sau, vì không biết
trong những vật cũ đã giúp ích mình). 2) không biết suy tính lợi hại công
việc mình làm.