Một lúc sau bác lao công Phenesca ngó vào phòng. Tuy đã có tuổi nhưng
bác vẫn còn nhanh nhẹn, luôn tất bật và quan tâm đến một người. Bác biết
tên tất cả các em học sinh và nắm vững hết mọi việc xảy ra trong trường.
Bác Phenesca đã làm việc trong trường hơn bốn mươi năm. Nhiều người đã
tốt nghiệp trường bây giờ dẫn con mình đến học, việc đầu tiên là họ tìm bác
lao công để gửi gắm. Họ cảm động ôm lấy bác khóc và nhờ bác để mắt hộ
đến em học trò mới này - đó là con gái họ mà có khi còn là cháu nội họ
nữa. Bác Phenesca được bà hiệu trưởng đăc biệt tin cậy nói theo lời của bà
trưởng phòng giáo vụ Varvara Timofeevna, thì Phenesca giữ vị trí một
“tham mưu bí mật” của bà hiệu trưởng.
- Anh Constantin Sergheevich, bà Natalia Zakharovna gặp anh đấy, - bác
Phenesca bảo thế, mà mặt bác nhăn lại dúm dó như một quả táo nướng.
- Bà ấy ở trong phòng có một mình thôi ạ? - Constantin Sergheevich vừa
hỏi vừa bước ra khỏi phòng giáo viên.
- Không. Ở dưới đó còn có cả Sophia Borisovna. Cả hai người có vẻ bực
bội, không hài lòng điều gì ấy. Nhưng anh đừng lo anh Constantin
Sergheevich ạ. Bà hiệu trưởng ủng hộ anh đấy, mọi việc rồi sẽ qua thôi.
Constantin Sergheevich ngạc nhiên nhìn bác và tuy là anh không để ý đến
lời nói của bác, anh hiểu là bác có thiện cảm với anh.
Cảm tình của bác lao công Phenesca thường phụ thuộc vào các cô học
sinh trong trường. Bác như miếng giấy thấm hút hết những lời bình luận
của học sinh và trên cơ sở đó đánh giá các thầy cô giáo.
- Chị Natalia Zakharovna, chị cho gọi tôi ạ? - Constantin Sergheevich
hỏi và bước vào phòng bà hiệu trưởng.
- Vâng. Mời anh ngồi xuống đây. Chị Sophia Borisovna có một số vấn
đề cần hỏi anh... Tôi cho rằng những người cộng sản cần phải giáp mặt
nhau và nói chuyện thẳng thắn với nhau.
- Nào tôi có từ chối việc đó đâu, - bí thư chi bộ nói khẽ.
- Thế thì nói thẳng với nhau đi.
Constantin Sergheevich ngồi xuống, đặt chiếc gậy vào giữa hai chân,
chuẩn bị nghe. Bà Sophia Borisovna sang ngồi bên ghế đi văng, mở cặp lấy