nhìn chăm chú, tóc hai bên thái dương đã bạc. Đúng rồi, hình như mình đã
gặp người này ở đâu rồi. Nhưng ở đâu?
- Chúng ta đã gặp nhau ở hội nghị giáo viên. - Người đàn ông mỉm cười
nhắc bà.
Cũng lạ thật, có khi cái cười làm thay đổi vẻ mặt con người, cứ như thể
người ta vừa bỏ chiếc mặt nạ ra khỏi mặt vậy.
- Hình như... tôi nhớ ra rồi! Có phải anh Constantin Sergheevich không?
- Bà ngạc nhiên hỏi.
- Thế là chị đã nhận ra, - vừa nói Constantin vừa đứng dậy bắt tay bà.
- Dĩ nhiên là tôi nhận ra rồi, tuy anh thay đổi khá nhiều.
- Vâng... cũng không gặp may mắn lắm. Tôi bị thương vào ngày cuối
cùng của chiến tranh và đã nằm trên giường bệnh khá lâu. Còn chị, hầu như
không thay đổi tí gì, vẫn trẻ như xưa.
Tóc bà Natalia Zakharovna đã có nhiều sợi bạc nhưng rõ ràng là trông bà
vẫn còn trẻ so với cái tuổi ngoài sáu mươi của bà. Với khuôn mặt kiên nghị
và sinh động, lúc nào cũng gọn gàng trong chiếc áo dài sẫm màu hoặc trong
bộ com-lê với mái tóc được chải rất cẩn thận, bà luôn được mọi người nhớ
mặt và để ý, kể cả trong những hội nghị giáo viên đông đúc.
- Hồi còn chiến tranh chị vẫn ở lại Leningrad à? - Constantin
Sergheevich hỏi.
- Vâng suốt thời gian chiến tranh.
- Và vẫn dạy học?
- Vẫn dạy học! Kể cả năm đầu tiên, trong mùa đông đáng sợ ấy, khi
thành phố bị phong tỏa chúng tôi vẫn không bỏ học. Đại đa số học sinh
sống với giáo viên. Mẹ các em phải trực chiến ở nơi làm việc, còn bọn trẻ
thì ở đây... Thế còn anh? Anh bị thương có nặng lắm không?
- Nói thế nào với chị nhỉ?...Mảnh đạn vẫn còn nằm trong đùi. Bây giờ thì
không sao. Tôi đến gặp chị để xin việc đây! - Anh nói và chìa giấy giấy
thiệu ra: Sở Giáo dục gửi đến đây.
Bà Natalia Zakharovna đọc mảnh giấy xong, ngồi tựa lưng vào ghế.