định. Bạn phải nghĩ về cách nói và viết. Cần hành động như thế nào. Những
người trong độ tuổi 20 chưa từng đi làm sẽ không biết những điều này.
Những người chuyên scan giấy tờ pha chế đồ uống hay la cà buôn chuyện
với bạn bè ở chỗ làm cũng vậy.”
Những gì diễn ra mỗi ngày ở nơi làm việc là quan trọng . Lỗi đánh máy hay
ngày phép nghỉ ốm là quan trọng, không chỉ đối với nhân viên mà còn với
lợi ích của công ty. Như Denielle nói, “Khi đi học tôi không lo lắng như thế
này vì tôi biết là chẳng có gì phải lo lắng cả. Tôi sẽ không bị đuổi học và
chừng nào điểm số của tôi còn ổn, tôi sẽ ra trường với một tấm bằng như
mọi người khác. Giờ những gì tôi làm sẽ ảnh hưởng đến sếp và mọi người
khác. Đó là lý do khiến tôi mất ngủ. Ngày nào tôi cũng cảm thấy như mình
sắp bị sa thải. Hoặc sẽ làm ai đó thất vọng. Họ sẽ phát hiện ra rằng họ
không cần đến tôi, rằng tôi không thuộc về nơi này. Như thể tôi đã nói dối
trong lý lịch xin việc và chỉ đang cố tỏ ra là một người trưởng thành. Sau
rồi tôi sẽ trở thành hầu bàn ở nhà hàng nào đó mất.”
Danielle không bị sa thải. Cô được giao nhiều trách nhiệm hơn. Khi học đại
học, Danielle đã thực tập ở một đài truyền hình, vì vậy những lúc không
phải chạy đi mua cà phê sữa cho sếp, cô được cho phép làm những mẩu tin
nhỏ ít ai xem: về con mèo bị kẹt trên cây ở Công viên Trung tâm hay câu
chuyện hàng năm về màn pháo hoa ngày Quốc khánh.
Bạn bè và gia đình cô nói rằng cô may mắn lắm mới có được công việc tốt
như thế. Nhưng Danielle không thấy ổn lắm. Cô yêu công việc (việc sản
xuất tin thời sự chứ không phải đi mua cà phê sữa), nhưng cô chưa từng
cảm thấy lo âu và kém cỏi đến thế. Cô gọi bản thân là “nhà sản xuất tình
cờ”. Sự tự tin của cô “thấp hơn bao giờ hết”.
Danielle đang ở đúng chỗ. Những người trong độ tuổi 20 mà không cảm
thấy lo âu và kém cỏi khi đi làm thường quá tự tin hoặc bán thất nghiệp.
Danielle thích sản xuất tin và công việc này là cơ hội của cô. Vấn đề là, như
hầu hết những người trong độ tuổi 20 khác, Danielle cũng mắc sai lầm. Cô