gửi e-mail cho cấp trên với giọng điệu không phù hợp. Cô để túi máy quay
đè lên một phần của chiếc micrô nên một đoạn quay của cô bị mất tiếng.
Đôi khi giọng của cô đứt quãng khi cô phát biểu trong các buổi họp.
Khi những điều này xảy ra, một vài đồng nghiệp lâu năm hơn sẽ lướt qua cô
trên hành lang và như thể vừa chợt nghĩ ra, cho Danielle biết về “sai lầm
lớn” của cô. Đôi khi cô sẽ bị gọi vào văn phòng sếp, chẳng hạn như khi cô
viết sai tên một tổng thống cũ trên tựa đề báo mạng: “Chúng ta không thể
chọc giận một nửa dân số đất nước – huống hồ nửa đó là Đảng Cộng hòa,”
sếp của cô nói một cách nghiêm trọng.
Danielle đang mô tả những rắc rối nhỏ hàng ngày cảm tưởng như một phần
của tuần làm việc trong những năm tháng tuổi 20. Cô thường cảm thấy thất
vọng bởi những gì tồi tệ đã xảy ra và điều này gây ảnh hưởng không tốt. Cô
ngừng ăn sáng vì cảm thấy quá nôn nao trước khi đi làm. Ban đêm, cô thấy
khó ngủ khi trong đầu văng vẳng lời nhận xét của sếp hay những lời khiển
trách sắp tới. “Đi loanh quanh chỗ làm cũng giống như đang sống ở London
trong cuộc oanh tạc Blitz
8,” cô nói. “Tôi luôn nghĩ, ‘Đến lúc này mọi
Danielle nói chuyện rất giống những khách hàng trong độ tuổi 20 khác của
tôi, những người cũng có những công việc tốt. Để hiểu được cảm giác của
một người ở độ tuổi 20 khi đi làm, ta cần tìm hiểu cách não bộ – và đặc biệt
là não bộ của người ở độ tuổi 20 – xử lý thông tin.
Các nhà lý luận về tiến hóa tin rằng não bộ được thiết kế để đặc biệt chú ý
tới những gì khiến ta bất ngờ, để ta có thể chuẩn bị tốt hơn khi đối mặt với
thế giới vào lần sau. Thậm chí trong não bộ còn có gắn một bộ phận dò tìm
những gì mới lạ, là bộ phận sẽ gửi đi các tín hiệu hóa học để kích thích trí
nhớ khi những sự kiện mới và khác biệt diễn ra. Từ các nghiên cứu, ta biết
rằng khi nhìn một chuỗi những vật thể bình thường (chẳng hạn như một
ngôi nhà) và những vật thể kỳ lạ (chẳng hạn như đầu ngựa vằn gắn vào một