chiếc ô tô), ta thường sẽ nhớ những gì kỳ lạ hơn. Tương tự như vậy, khi đối
tượng nghiên cứu bị giật mình, chẳng hạn như trước hình ảnh và âm thanh
của một con rắn, họ nên nhớ lại những sự việc diễn ra ngay sau con rắn,
hơn là những sự việc khác. Con người thường nhớ những sự kiện có tác
động mạnh đến cảm xúc hơn, chẳng hạn như khi họ vui, buồn hay xấu hổ.
Khi một điều bất ngờ xảy ra, đặc biệt là khi nó khơi gợi nhiều cảm xúc, ta
có xu hướng ghi nhớ nó – rất rõ ràng – trong một thời gian dài. Những ký
ức này được gọi là ký ức bóng đèn bởi chúng tạo cảm giác như lóe lên và
dừng lại, như thể não bộ của chúng ta đã chụp lại thời khắc ấy. Đó là lý do
phần lớn chúng ta nhớ chính xác mình đã ở đâu vào sáng ngày 11/9, cũng
giống như bố mẹ và ông bà chúng ta nhớ rõ họ đang làm gì khi nghe tin thủ
tướng Kennedy bị ám sát.
Bởi những năm tháng tuổi 20 là giai đoạn chúng ta chuyển tiếp tới rất nhiều
điều mới, nên cuộc sống trong giai đoạn này sẽ đầy ắp những khoảnh khắc
mới mẻ và bất ngờ, thậm chí là những ký ức bóng đèn. Trên thực tế, nhiều
nghiên cứu đã cho thấy rằng ở giai đoạn tiền trưởng thành, chúng ta có
nhiều ký ức rõ ràng nhất so với bất kỳ giai đoạn phát triển nào khác. Một
vài trong số đó là những ký ức cực kỳ hạnh phúc, chẳng hạn như có được
công việc mơ ước hoặc có một cuộc hẹn đầu tiên tuyệt vời. Một số khoảnh
khắc bất ngờ khác thì đặc biệt khó khăn, chẳng hạn như bấm vào nút Trả lời
tất cả để gửi một e-mail đáng ra chỉ dành cho một người, hoặc một tuần dài
đằng đẵng chờ kết quả kiểm tra bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sau một
đêm quan hệ không an toàn, hoặc bị người yêu nhắn tin chia tay.
Ở một trong những lớp đại học đầu tiên mà tôi dạy, lúc đó tôi 28 tuổi, tôi trả
bài kiểm tra – cho 300 người – mà không ghi lại điểm số. Đó là sai lầm mà
bạn chỉ mắc một lần trong đời. Mọi người đều có kinh nghiệm từ những sự
việc đau thương như vậy, không lúc này thì lúc khác, và não bộ sẽ chụp lại
những khoảnh khắc đó để bài học sẽ còn mãi với chúng ta. Đây là cơ sở cho