một đứa trẻ. Tôi không thể về nhà sớm hay mắc sai lầm ở chỗ làm. Tôi cảm
thấy như bị mắc kẹt vĩnh viễn với những cảm xúc tồi tệ, lo âu và hiềm nghi.
Lúc nào tôi cũng phải lựa chọn giữa chiến đấu hay bỏ chạy.”
Những người trong độ tuổi 20 và vùng chất xám bận rộn của họ thường
muốn thay đổi cảm xúc bằng cách thay đổi công việc. Họ bỏ việc khi công
việc trở nên lộn xộn hay không dễ chịu, hoặc họ lao vào than phiền với cấp
trên của sếp mình mà không nhận ra rằng vùng chất xám của cấp trên của
sếp mình không hăng hái như của họ. Nếu Danielle bỏ việc, cô sẽ cảm thấy
tốt hơn trong một thời gian. Nhưng bỏ việc cũng sẽ chỉ khẳng định nỗi sợ
hãi của cô: rằng dù sao cô cũng chỉ là một kẻ giả tạo, không phù hợp với
một công việc tốt.
Danielle quyết định ở lại làm việc cho sếp ít nhất một năm nữa và cô
chuyển sang một chiến lược khác cũng có vấn đề: Cô bắt đầu lo lắng liên
tục. Những cuộc nói chuyện của chúng tôi tràn đầy những lỗi lầm cô đã gây
ra, những lý do khiến cô có thể bị sa thải, hoặc những vấn đề có thể xuất
hiện trong công việc. Nhiều ngày, cô lang thang trên những con đường gần
nơi làm trong giờ nghỉ trưa và khóc lóc vì những điều tương tự qua điện
thoại với cha mẹ và bạn bè, để rồi lại quay lại nơi làm việc và hứng chịu
thêm. Danielle biết rằng những lo lắng này chẳng thể ngăn chặn các vấn đề,
nhưng liên tục tưởng tượng ra những gì tồi tệ nhất thật sự đã giúp cô không
bị bất ngờ khi có vấn đề thực sự xảy ra: “Tôi sẽ làm mọi thứ có thể để tránh
cảm giác ‘Blitz’ ấy,” cô nói.
Những nỗi lo của Danielle giúp cô không bị bất ngờ, nhưng chúng làm vậy
bằng cách luôn đặt cơ thể cô trong tình trạng bị kích thích tiêu cực. Lo lắng
liên tục khiến tim đập nhanh. Nó làm tăng lượng cortisol
, kích thích tố
gây ức chế. Điều này dẫn đến những suy nghĩ trầm cảm.
Danielle nói, “Tôi nghĩ mình đã đi giật lùi. Giống như khi tôi có người bạn
trai nghiêm túc đầu tiên khi học đại học và không ngừng lo lắng rằng anh ấy
sẽ chia tay với tôi vì ghét quần áo tôi mặc hay một lý do tương tự như vậy.