ở độ tuổi 30.”
Tôi nghĩ đến những khách hàng trong độ tuổi 30 của mình rồi nói, “Có một
điểm khác biệt lớn giữa việc có một cuộc đời trong độ tuổi 30 và bắt đầu
cuộc đời ở độ tuổi 30.” Tôi đi sang bàn của mình và lôi ra một tấm bảng
kẹp cùng một ít giấy và một cây bút chì. “Tôi sẽ lên lịch trình. Hãy giúp tôi
điền vào đây.”
“ Đừng lại lịch trình chứ,” Rachel lè nhè với ánh mắt khiếp sợ. “Tôi sẽ
không giống như mấy cô nàng cài ứng dụng nhẫn đính hôn vào điện thoại
khi vẫn còn độc thân đâu. Tôi luôn bảo với mọi người rằng tôi sẽ kết hôn ở
tuổi 40 và có đứa con đầu ở tuổi 45. Tôi không cần một lịch trình.”
“Có vẻ cô sẽ cần đến nó đấy,” tôi trả lời.
Khuynh hướng ngả về hiện tại đặc biệt mạnh ở những người trong độ tuổi
20 đặt ra khoảng cách tâm lý rất lớn giữa hiện tại và sau này. Tình yêu hay
công việc nghe có vẻ rất xa xôi, như cái cách mà Rachel đẩy lùi hôn nhân
và con cái ra xa hàng thập kỷ. Tương lai cũng có vẻ xa xôi về mặt xã hội
khi ta đi cùng những người cũng chẳng bàn về chuyện ấy. Chuyện sau này
thậm chí có vẻ xa cách về mặt không gian nếu tưởng tượng cuối cùng rồi ta
sẽ ổn định cuộc sống tại một nơi nào đó khác.
Vấn đề về việc cảm thấy xa cách với tương lai là ở chỗ khoảng cách dẫn
đến cách nhìn trừu tượng và cách nhìn trừu tượng dẫn đến khoảng cách, cứ
thế xoay vòng. Tình yêu và công việc càng có vẻ xa xôi ta càng ít phải nghĩ
về chúng; ta càng ít suy nghĩ về tình yêu và công việc thì chúng càng có vẻ
xa xăm hơn nữa. Tôi bắt đầu phác thảo một lịch trình để mang tương lai đến
gần hơn và để khiến suy nghĩ của Rachel cụ thể hơn.
“Cô đã 26 tuổi rồi. Khi nào cô sẽ tiến đến trường luật?” Tôi hỏi cô với cây
bút chì đã sẵn sàng trong tay.