TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 109

hội đã đồng hóa nền văn hóa kinh điển. Ngoài một vài biệt lệ hiếm hoi, nền văn
hóa này đưa ra một hình ảnh rất ảm đạm về tuổi già. Chúng ta tìm thấy tiếng
vang của quan điểm này ở nhà sưu tầm lớn là thánh Isodore de Séville

[61]

. Theo

Người chủ sở hữu lớn mọi vật (Le Grand Propriétaire de toutes choses) - tập
bách khoa toàn thư xuất bản năm 1556 và sưu tập văn bản của các nhà văn thuộc
Đế chế Byzance - thánh Isidore phân biệt bảy lứa tuổi trong cuộc sống (tương
ứng với bảy ngày trong tuần lễ). Tuổi thanh niên kéo dài từ 35 đến 45 hay 50.
“Sau lớp tuổi này là tuổi già, theo 200 người này thì kéo dài tới tuổi 70, theo
người khác thì không có giới hạn cho tới khi chết. Theo Isidore, tuổi già được
gọi như vậy vì người già không còn có lương tri như trước và lẩm cẩm”.

Về một điểm nào đó, phần đóng góp của Giáo hội là tích cực. Từ thế kỷ IV,

Giáo hội lập các dưỡng đường và bệnh viện. Ở La Mã, Alecxăngđri, Giáo hội
đảm bảo công việc nuôi dưỡng trẻ mồ côi và người bệnh. Giáo hội coi bố thí là
một bổn phận và luôn luôn nhắc nhở bổn phận này. Chắc hẳn người già được
hưởng những hành vi từ thiện ấy nhưng không bao giờ thấy được nói tới một
cách rõ ràng.

Thời kỳ cuối Trung đại, mà người Anh gọi là The dark age (đêm trường

Trung cổ) là một thời kỳ phá hủy và lộn xộn. Chỉ là những thành phố không dân
cư, những tu viện bị san bằng hay đốt cháy, những cánh đồng rơi vào cảnh
hoang tàn... Khắp nơi, kẻ mạnh ức hiếp người yếu và loài người giống như một
đàn cá biển cắn xé lẫn nhau trong cảnh hỗn loạn”. Trên đây là lời tuyên bố của
các giám mục tỉnh Reims vào năm 909. Hai thế kỷ IX và X cũng vang lên những
lời than vãn như vậy. Đời sống vật chất gian khổ hơn nhiều so với thế giới cổ
đại. Kỹ thuật thụt lùi, các đẳng cấp thoái hóa, thành phố trống trải; xã hội bị
nông thôn hóa và các tầng lớp trung lưu không còn nữa. Lao động trên đồng
ruộng rất nặng nề và người có tuổi không còn có thể tham gia. Vào thời kỳ này,
người ta cũng không thấy tôn giáo cải thiện được số phận của họ. Về nguyên
tắc, đạo Cơ đốc lấy lại truyền thống của Thập điều (Décalogue) khuyên bảo
người ta tôn kính cha mẹ; nhưng trên thực tế, sự tôn thờ gia đình không có chỗ
trong một thời kỳ theo đuổi lý tưởng khổ hạnh và phi-trần tục (ascétique et
antimondain). Chúa Giêxu bảo: “Hãy bỏ cha và mẹ để theo ta”. Một thiểu số tín
đồ Cơ đốc giáo trốn tránh thế gian; thực hiện chế độ độc thân; ẩn náu trên các sa
mạc hay nhốt mình trong các tu viện. Những người khác làm theo tập tục. Đối
với họ, tôn giáo chỉ bao gồm những tập tục bề ngoài; tăng lữ và người thế tục
chuộc lỗi lầm trong cuộc sống bừa bãi của họ bằng lễ bái. Người ta tin vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.