TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 111

lao động và thậm chí hơn cả cầu nguyện; người chiến binh đang hoạt động,
người trưởng thành đang ở tuổi tráng niên, là những người đóng vai trò quan
trọng.

Tình hình ấy được nền văn học đương thời khẳng định. Nhân vật trong sử thi

là những người tráng niên, thậm chí những người còn rất trẻ. Trong tiểu thuyết
phong nhã (roman courtois), không hề có quan niệm già lão. Nhân vật sống rất
thọ và năm tháng không đè nặng lên cuộc sống. Trong Cái chết của Arthur (La
Mort d’Arthur),
nhà vua vượt qua 100 tuổi; Lancelot, Gieniève, Gauvain, tuổi từ
60 đến 80 và, về mọi phương diện, hành động như thể đang ở tuổi tráng niên.
Ngày nay, tình hình cũng như vậy trong tiểu thuyết “loại đen” và băng hoạt
hình: tuổi tác là chuyện trừu tượng. Các bước phiêu lưu của nhân vật khá nhiều
và kéo dài đến cả một thế kỷ; nhưng họ vẫn mãi mãi trong độ tuổi thanh xuân
bất di bất dịch.

Văn học thời Trung đại không chú ý tới người già. Chúng ta chỉ bắt gặp một

ngoại lệ quan trọng: Charlemagne. Lúc sinh thời ông, các cận thần - nhất là
Alcuin và Angilbert tìm cách tạo cho ông một truyền thuyết. Alcuin so sánh ông
với sư tử; giới thiệu ông trong sự ngưỡng mộ, hoan hô của đất, của biển, của
chim chóc, của trăm loài, và thậm chí cả của các thiên thể. Ông so sánh nhà vua
ấy “mà người ta chưa từng thấy từ khi khai thiên lập địa” với Jean-Baptiste, Nhà
tiên báo. Angilbert miêu tả Charlemagne xuất trận “đầu đội mũ vàng, người
mang một bộ áo giáp rực rỡ, cưỡi ngựa bạch và vượt đám tùy tùng hẳn một cái
đầu”. Bản thân ông lấy tên là David và đồng hóa với nhân vật này. Ngay cả tập
Sử biên niên vốn khô khan cũng kể về ông nhiều sự kiện thần kỳ. Ngay sau khi
ông qua đời, hiện tượng huyền diệu Cơ đốc giáo xuất hiện. Người Đức coi ông
là một vị thánh, ở Pháp, trong lúc triều đại Carolinge ngày càng suy tàn thì
gương mặt ông ngày càng được lý tưởng hóa do tương phản và cũng còn do
tuyên truyền. Bảy chục năm sau khi ông mất, tu sĩ de Saint-Gall viết tiểu sử của
ông thành một loạt giai thoại. Một văn bản biên soạn ở Spolete năm 897 miêu tả
ông là “Charles ghê ghớm và khủng khiếp”. Cặp mắt ông chiếu những tia sáng
đáng sợ và khiến người ta ngất xỉu. Tinh thần sáng suốt khiến ông thấu hiểu mọi
điều khó hiểu. Nhưng cũng chính văn bản ấy miêu tả ông như một tay thích đùa
bỡn có những trò trêu đùa đối với những người xung quanh. Điệu bộ và nét mặt
kèm theo lời nói và hành động khiến ông mang tính chất biếm họa, dù ông bỗng
bật lên những tràng tiếng cười không kiềm chế nổi, xoa hai tay hay phồng cánh
mũi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.