Vào thế kỷ X, trong các tu viện, người ta đặt ra nhiều câu chuyện cho rằng
ông không ngừng tìm cách truy nã những kẻ không trung thành. Thế kỷ XI,
trong Kỳ tích nhà vua (La Geste du roi) (và trong nhiều tác phẩm khác), ông
xuất hiện dưới dạng một ông già tuyệt đẹp, bộ râu bạc phơ, giữa một không khí
thành kính hầu như thiêng liêng. Cuốn Cuộc đời của Charlemagne (Une Vie de
Charlemagne) miêu tả ông cao lớn, lực lưỡng, râu tóc bạc trắng, ánh mắt long
lanh; ông sống tới 200 tuổi. Nhưng một hình ảnh khác đối lập với hình ảnh trên
và thể hiện thái độ chống vương quyền của các nam tước. Trong Cuộc hành
hương ở Jérusalem (Le Pèlerinage à Jérusalem), ở thế kỷ XII, hoàng đế là một
ông già “nhiều tham vọng” và “si mê”. Trong những bản anh hùng ca khác,
người anh hùng là một vị chư hầu (grand feudataire) và Charles - lẫn với nhiều
nhà vua dòng Carolinge - là một người bất công, hèn yếu, tính nết thất thường,
và rốt cuộc bị trừng phạt.
Việc chuyển giao quyền lực, từ ông bố trở nên yếu đuối vì tuổi tác sang con
trai, gợi lên ở thế kỷ XI, những truyền thuyết về sau được ghi lại ở Tây Ban Nha
dưới tiêu đề Romancero du Cid (Bản tình ca le Cid). Bản dịch thành văn xưa
nhất ra đời vào cuối thế kỷ XV, nhưng truyền thuyết thì có từ sinh thời le Cid,
một nhà tiểu quý tộc phục vụ Sanche II, rồi Alphonse VI; bị Alphonse VI lưu
đày năm 1080 sau khi bị thất sủng, le Cid trờ thành một thứ lính đánh thuê,
chiếm cứ riêng quận Valence và ngăn chặn một cuộc xâm lăng thứ hai của quân
Môrơ, cứu thoát Tây Ban Nha. Phần đầu bản Romancero miêu tả don Diègue
Lainez, đau khổ vì danh dự của dòng họ bị xâm phạm; ông tranh giành một con
thỏ rừng với bọn săn thỏ của bá tước Lozano - cố vấn thứ nhất và là vị tướng
danh tiếng nhất của nhà vua - và bị ông bá tước lăng nhục. Danh dự đòi hỏi sự
lăng nhục này phải được rửa hận. “Biết không còn sức lực để rửa hận và đã quá
già không thể cầm gươm, đêm ông không ngủ được, ngày ăn mất ngon”. Ông
chỉ còn một phương kế duy nhất: một trong bốn người con trai phải rửa nhục
cho ông. Lần lượt ông gọi các con đến và nắm chặt bàn tay phải họ trong tay
mình, nắm chặt tới mức ba người con lớn phải rên rỉ: “Đủ rồi”. Người con thứ
tư, Ruy Diaz le Bivar, biệt danh le Cid, lồng lên giận dữ, quyết trả thù cho cha.
Le Cid thách đấu và chém đầu ông bá tước. Bằng chiến công này, anh được cha
tự thân trao lại quyền lực: “Con hãy ngồi đây, nơi vị trí cao quý này, vì người
mang theo một cái đầu như thế
phải đứng đầu gia đình nhà ta”.
Câu chuyện này - rất nổi tiếng - minh họa các mối quan hệ giữa những người
quý tộc, trẻ và già, trong xã hội phong kiến. Người kỵ sĩ tốt là một lực sĩ, “thân