thành với giai cấp này. Từ giữa thế kỷ XII, thống lĩnh không còn được quyết
định hòa bình hay chiến tranh, và cũng không được ký kết hiệp ước nếu không
được Hội đồng Nguyên lão chấp thuận; không còn quản lý tài chính, không còn
cử thẩm phán và viên chức Nhà nước. Lâm thời, có thể lãnh đạo tác chiến và chỉ
huy hải quân: cuối thế kỷ XII, Dandolo, được bầu làm thống lĩnh năm 84 tuổi, bị
mù, lừng danh trong trận tấn công thắng lợi Constantinople
. Nhưng ông chỉ
là người phục vụ chế độ quý tộc patrixi. Về sau, thống lĩnh chỉ có vai trò hoàn
toàn danh nghĩa; có những chức vị lớn, có trang phục lộng lẫy; có trách nhiệm
đại diện một cách rực rỡ Nhà nước cộng hòa, nhất là đối với các sứ thần nước
ngoài. Nhưng không có một thực quyền nào. Ông chỉ là “người đầy tớ đầu tiên,
bị kiểm soát chặt chẽ và vâng lời nhất của Nhà nước cộng hòa”. Không một ai
thích hợp hơn một ông già để làm chức năng này: bị tuổi tác làm cho yếu sức, bị
cầm tù bởi những thói quen cũ, ông dễ dàng vui lòng không đề xuất sáng kiến
nào hết và dễ dàng thỏa mãn với vẻ vĩ đại bề ngoài hơn so với một người trẻ
tuổi. Vả lại, trong một xã hội mà tài sản được pháp luật bảo đảm, thì tuổi già có
thể tạo nên một uy tín bên cạnh uy tín vì của cải: đó là trường hợp của Venise
tôn vinh tuổi già, chính bởi lẽ có lợi khi đặt một ông già lên tột đỉnh vinh quang.
Tuổi tác không ngăn cản Marino Faliero năm 1354 mưu phản chống lại giai cấp
quý tộc
. Nhưng nhìn chung chế độ quý tộc patrixi thành công: các thống lĩnh
chỉ là những người đầy tớ dễ bảo của chế độ. Ngoài André Dandolo, được bầu
năm 36 tuổi, ở thế kỷ XIV, tất cả các thống lĩnh đều là những ông già. Họ không
có thực quyền.
***
Ưu thế của tuổi trẻ và đặc biệt là việc trao quyền bính từ cha sang con - như
truyền thuyết Le Cid chứng minh - có ảnh hưởng sâu xa đến ý thức hệ thống trị
thời Trung đại là: đạo Cơ đốc. Từ những thế kỷ đầu của Giáo hội, trong các tầng
lớp nhân dân, nếu không phải là đối với các nhà thần học, gương mặt trung tâm
của tôn giáo mới, là chúa Giêxu. Người ta khó nghĩ tới hiện tượng Ba ngôi một
thể (Trinité); người ta gắn bó với gương mặt của Cha, của Con và với quan hệ
giữa họ với nhau. Trong thời kỳ giáo lý tông đồ (période apostolique), đạo Cơ
đốc, trước hết là đạo của Chúa: tôn giáo này không làm người ta quên Cha,
nhưng chủ yếu người ta cầu khẩn Con. Giáo hội là “cơ thể của Chúa”. Máu thịt
của Chúa hiện diện trong Lễ ban thánh thể và người ta ban thánh thể với máu
thịt ấy. Lễ nhà thờ và các thánh lễ được xác định từ Chúa. Đạo lý bắt nguồn từ