lời dạy của Chúa. Chúa được biểu hiện tượng trưng trên các bức tranh hầm mộ:
đó là Chúa Giêxu (le Bon Pasteur), là thần Orphée dưới địa ngục, một con cừu
non, một cánh chim phượng hoàng, một con cá. Người ta cũng hình dung Chúa
là một người không có râu, mái tóc màu hung. Trong nhà thờ, người ta cũng
hình dung Chúa dưới dạng một chiếc cối xay hay một cỗ máy ép huyền bí, một
cành nho, một chùm quả nho, một con sư tử, một cánh chim phượng hoàng, một
con kỳ lân.
Ưu thế ấy của Con trai đối với Cha ngày càng được khẳng định từ thế kỷ XI.
Người Con trai được tạc tượng trong ô trán (tympan) nhà thơ, ở thế kỷ XII, được
thể hiện trong niềm vinh quang, là Vua của các nhà vua; được các họa sĩ vẽ ở tất
cả các giai đoạn của cuộc đời. Nhưng Người mất ở tuổi tráng niên. Ngay lập tức,
Thượng đế (l’Éternel), vốn không có tuổi, từ nay được miêu tả như một ông già;
được hình dung như các giáo trưởng được Người ủy quyền. Ít nhiều, Chúa được
đẩy lùi vào quá khứ, vào lúc khai thiên lập địa và trong bầu trời xa xăm. Người
trở thành Đức Chúa trời, ông “Chủ của pháo đài thiên giới” cách biệt như vị
chúa phong kiến trong cung điện. Bao giờ Chúa cũng có bộ râu bạc. Nhưng các
họa sĩ mãi về sau và rất ít khi vẽ hình ảnh Chúa
. Thông thường, họ chỉ vẽ
một bộ râu bạc và một bàn tay vừa ban phước vừa đe dọa, giữa một đám mây.
Một số bức tượng khắc hình Ba ngôi một thể: Đức Chúa trời xuất hiện, tay đỡ
con trai, dưới dạng một ông già rậm râu. Tất cả những hình ảnh này, dù khắc hay
vẽ, đều làm nổi rõ hiện tượng Ba ngôi một thể
.
Văn học thế kỷ XII và XIII cho chúng ta biết gì về tuổi già? Rất ít thôi. Cũng
như ở thế kỷ trước, văn học chẳng mấy quan tâm tới lớp tuổi này. Thái độ của
giới tăng lữ vẫn là thái độ tiêu cực khi đề cập tới vấn đề người già. Khoảng
1150, Hugues d’Orleans, tiêu biểu cho các tăng lữ lang thang ca ngợi trong thơ
ca rượu vang và tình yêu, than vãn về sự suy tàn của mình sau khi ca ngợi lạc
thú của cuộc đời: lúc đó, ông 60 tuổi.
Nhắc lại vào thế kỷ XV những quan niệm thông thường thời Trung đại, cuốn
Người Chủ sở hữu Lớn mọi vật (Le Grand Propriétaire de toutes choses) viết:
“Phần cuối cùng của tuổi già, trong tiếng La tinh là senies và trong tiếng Pháp,
không có tên gọi nào khác ngoài từ vieillesse (tuổi già). Người già nhầy nhụa
những đờm, dãi và cứt đái, cho tới khi trở thành tro bụi”.
Năm 1265, Philippe de Novare nói về “bốn thời kỳ của tuổi tác con người”;
mỗi thời kỳ gồm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 10 năm. Theo ông, “cuộc đời
người già chỉ là lao động và khổ đau”, và ông kết luận là sau 80 tuổi, người ta