TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 118

tượng trưng mùa chay (Carême) băng một con bù nhìn đóng vai bà già có bảy
cẳng chân (bảy tuần lễ mùa chay) và bị thiêu cháy ngày lễ Phục sinh.

Vả lại, cần chú ý là rất hiếm đàn ông cũng như đàn bà rất già. Trên thực tế,

người ta không bắt gặp họ trong quần chúng nhân dân. Ba mươi tuổi đối với
nông dân đã là già, trong điều kiện sinh sống của họ. Một truyện thơ tiếu lâm thế
kỷ XIII khẳng định trong lúc ca ngợi tính năng của một thứ nước Trường sinh:
“Sẽ không còn đàn ông già, tóc bạc cũng như không còn đàn bà già mái tóc hoa
râm, dù tuổi đã 30”.

Thời Trung đại cũng như Cổ đại đã từng ấp ủ giấc mơ chiến thắng tuổi già,

từng bị tư tưởng hồi xuân ám ảnh. Cuốn Alexandrécite, cuốn tiểu thuyết thời
Trung đại, mà nhân vật là Alexandre Đại đế, miêu tả một mặt hồ thần kỳ làm trẻ
lại những người lặn xuống hồ, và trong cuốn Sách của những điều thần kỳ (Le
Livre des merveilles),
Jean de Mandeville kể chuyện một chiếc giếng nước
Trường sinh ẩn giấu trong khu rừng rậm Ấn Độ. Nhưng truyền thuyết được phổ
biến chủ yếu qua khẩu ngữ. Trong tác phẩm thành văn, chủ đề này không bao
giờ tập trung. Nó mang hình thức một thứ bùa ngải làm người ta trẻ lại: trái cây,
túi da đựng không khí, thuốc trường sinh. Thông thường, nó được liên kết với
chủ đề Đảo Sinh tồn, hòn đảo Avalông, nơi con người không chết và cũng không
già đi. Trong cuốn Perce-forest, các nhân vật chủ yếu được đưa tới đảo Avalông
ở độ tuổi sung mãn và giữ sức thanh xuân trong một hay hai thế hệ. Sau đó, họ
trở về chết ở vương quốc Bretagne. Vừa đụng chân tới mặt đất, họ có dáng vẻ
những người già mà đáng ra họ phải có nếu cuộc sống của họ đã diễn ra một
cách bình thường.

Về tuổi già, cũng như về nhiều vấn đề khác, tranh, tượng thời Trung đại

phong phú hơn nhiều so với văn học: chúng nói về một nhân loại còn đang mù
chữ. Cảnh Ba ngôi một thể được miêu tả hết sức rõ rệt trong nghệ thuật tạo hình.
Người già thường được thể hiện; các nhà điêu khắc tạc ở cổng nhà thờ những
bức tượng ông già rậm râu: những ông già trong Sách khải huyền (Apocalypse)

[67]

, những nhà tiên tri hay những vị thánh đáng kính. Trên các bức tranh thánh,

các ẩn sĩ thường được trình bày dưới dạng những con người gầy guộc, râu dài và
rất già. Đề tài về các lớp tuổi đời xuất hiện lần đầu tiên, ở thế kỷ VIII, trên một
bức tranh tường xứ Ảrập. Sau đó, ở thế kỷ XII, trên nóc cột nhà rửa tội ở
Marme: tuổi già được thể hiện qua một công nhân nông nghiệp đứng nghỉ cạnh
một cây cuốc. Ở lâu đài các Thống lĩnh, trên nơi tất yếu tuổi già được tôn vinh -
và ở Padoue, trên bức tranh tường Eremitani, tuổi già được thể hiện qua một nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.